Skip to main content

Posts

Truyện 144. Hoằng Tín Hầu

Vào thời nhà Lê, có một người nhờ sức khỏe và võ nghệ cao cường nên lập công to với triều đình, được vua cho làm quan đại thần, lại được phong tước quận công. Quận công còn được vua ban cho một làng ở Hải-dương là làng Phú- thị để hưởng lộc và bắt dân phục dịch. Có quyền thế nghiêng trời, lại được vua tin chúa cậy, nên từ ngày về trí sĩ, quận công rất hống hách với dân trong vùng. Ai đi qua trước cửa phải cất nón cúi đầu hoặc xuống ngựa. Ai hơi trái ý là đòi đến nọc cổ đánh ngay, bất kể người đó là quan hay dân. Cho nên cả một trấn chẳng ai dám ho he. Đối với dân làng Phú-thị, quận công tuyên bố ngài sẽ rộng lượng tha cho tất cả sưu thuế, phu phen, nhưng mọi chi phí trong gia đình ngài thì làng phải đài thọ; mọi việc trong nhà ngài, làng phải chu toàn. Khi ngài muốn bất cứ điều gì, làng phải làm ngay không được chậm trễ. Không bao lâu quận công chết đi, để lại tám cậu con trai. Tuy không làm quan như bố, nhưng các cậu lại được "tập ấm", ngôi nhất nhị phẩm. Cho nên, tr...

Truyện 143. Sự tích đền Cờn

Ngày xưa có một ông vua một nước láng giềng tên là Đế Bính. Vua lên ngôi giữa lúc nước nhà có giặc ngoài đột nhập bờ cõi. Quân giặc rất đông và rất mạnh. Quân đội nhà vua chống chọi không nổi đành chịu thất bại. Vì thế chúng tiến rất nhanh, đi đến đâu cũng như vào chỗ không người. Chẳng bao lâu chúng đã chiếm lấy kinh thành và ruổi về phương Nam. Vua tôi Đế Bính chỉ còn biết đem nhau chạy dài. Trong cơn nguy cập, một người trung thần đưa vua và hoàng hậu lên thuyền kéo buồm chạy trốn ra biển khơi. Không ngờ đoàn thuyền đi được ba ngày thì một trận bão nổi lên đánh đắm tất cả. Những người trên thuyền đều không tránh khỏi tai nạn, trong đó có Đế Bính. Chỉ còn hoàng hậu và hai người con gái bấu vào được một mảnh ván đành để mặc cho nước trôi sóng giạt. Hồi ấy ở cùng cửa Cờn xứ Nghệ có một ngôi chùa cổ dựng trên một hòn đảo. Trong chùa có một sư ông trụ trì. Là người quyết chí tu hành, nên sư ta tìm đến hòn đảo hẻo lánh này để rũ sạch bụi trần, bạn cùng kinh kệ. Hôm ấy tr...

Truyện 142. Người học trò và con hổ

Một con hổ đi dạo trong rừng, vô tình bị lọt vào bẫy. Con vật hung hăng giãy giụa, hết húc đầu đến dùng răng gặm bẫy tìm cách chui ra, nhưng bẫy làm bằng những cây tre đực rất chắc nên không thể làm gì được. Đương cơn nguy khốn, bỗng có một người học trò đi qua. Thấy người học trò, hổ bèn lấy giọng ngọt ngào: - Chào thầy tú, làm sao thầy tú lại đi vào nơi nguy hiểm này. Chao ôi! Thầy không biết rằng bạn bè tôi hiện đang ở khắp mọi ngả để rình mồi đấy ư? Thôi, chúng ta hãy giao ước với nhau điều này nhé! Về phía thầy, thầy làm ơn mở nắp cho tôi ra. Về phía tôi, tôi sẽ luôn luôn bảo hộ thầy, không để cho một con hổ nào động đến. Mặt khác, tôi sẽ làm cho dân vùng quanh đây kính trọng thầy, tôn thờ thầy như một vị thần. Người học trò đáp: - Nhưng nếu ta mở cho ngươi ra, ngươi sẽ ăn thịt ta mất! Nghe nói thế, hổ một hai xin thề và nói: - Chao ôi! Thầy tú! Thầy há lại không biết rằng tôi là kẻ xưa nay chưa hề nói dối! Tôi đã nói không ăn thịt thầy thì lẽ nào...

Truyện 141. Rạch đùi giấu ngọc

Ngày xưa, một ông vua nước ngoài có một viên ngọc vô cùng quý giá. Viên ngọc có hai điều lạ: một là cầm trên tay tưởng chừng rất nhẹ, thế nhưng đặt vào đâu thì ở đấy nặng trĩu; hai là đêm đến ngọc tỏa ánh sáng rực, dẫu cất chỗ kín thế nào đi nữa, ánh sáng vẫn cứ lọt ra ngoài. Từ lúc được làm chủ viên ngọc, nhà vua mừng lắm, đêm ngày ôm ấp không rời. Nhưng một hôm ngọc quý bỗng không cánh mà bay. Nhà vua tiếc ngơ tiếc ngẩn, hạ lệnh cho thần dân khắp hang cùng ngõ hẻm phải hết sức dò tìm, tuy vậy vẫn vô hiệu. Mãi về sau, vua sai người đem kính thiên lý ra nhìn, thì mới biết ngọc đã bay về phương Nam. Lập tức vua sai một viên đại thần đem năm trăm quân sĩ ngồi lên mấy chiếc thuyền lớn, theo hướng Nam mà đi. Lệnh vua truyền thế nào cũng phải dò tìm bằng được. Sau bao ngày vượt biển tìm tòi, viên đại thần theo dõi kính thiên lý bỗng nhìn thấy viên ngọc bay vụt vào nước Nam, bèn ra lệnh cho quân sĩ cứ hướng ấy đuổi theo. Bấy giờ ở làng Đại-lại, hu...

Truyện 140. Rắn báo oán

Ngày ấy, trong một gò đất cây cối mọc um tùm ở làng Nhị Khê gọi là gò Rùa, có một con rắn mẹ sống với một đàn con. Con rắn làm tổ ở đó đã ngót một trăm năm, chỉ còn chờ ít lâu nữa là thành xà tinh có thể đi mây về gió, biến hóa huyền diệu. Vào thời ấy có một ông đồ họ Nguyễn mở trường dạy học trong làng. Thấy đám đất ở gò Rùa có mạch rất đẹp: trước mặt là đầm làm minh đường, sau lưng là gò làm án, ông đồ bèn xin làng cấp cho mình đám đất để dựng một ngôi nhà làm nơi tĩnh mịch dạy học. Được phép làng, một buổi chiều nọ trước khi tan lớp, thầy bảo trò: - Từ mai các con tạm nghỉ học một vài ngày rồi đến phát dọn hộ cho thầy đám đất bên gò Rùa kia. Nghe tin ông đồ sắp cho người đến phá phách chỗ ở của mình, đêm ấy rắn mẹ bèn đến báo mộng cho ông đồ biết. Ông đồ đang ngủ mơ màng thấy có một người đàn bà vẻ mặt hầm hầm đến sừng sộ: - Này ông kia! Nào ta có gây thù chuốc oán gì với nhà ngươi mà nhà ngươi lại toan phá nhà cửa của ta...

Truyện 139. Con ma báo thù

Ngày xưa ở Gia-định có một tên cướp lợi hại bị bắt và kết án tử hình. Trong ngục, hắn ta bảo người nhà đem hậu lễ đến chạy chọt với tên quan án để mong quan cố tìm cách cứu hắn thoát chết. Quan án nhận lời, đòi phải có đủ hai mươi nén bạc mới có thể lo lót xong. Người nhà tên cướp lo đủ số bạc. Nhưng sau khi nhận đủ bạc rồi, quan lại muốn ăn không một mình, không muốn chia với bọn quan đầu tỉnh và bọn quan trong bộ. Vì thế, cái đơn xin ân xá của tên cướp bị bộ bác, tên cướp vẫn bị đem ra pháp trường xử trảm. Còn quan án ta sau đó, để tránh mặt, bèn cố chạy chọt để được đổi về kinh làm lang trung bộ Hộ. Một hôm, có một ông cử quê quán ở Gia-định sửa soạn về kinh thi hội. Nhưng nhà ông nghèo quá không biết lấy gì để chi tiêu dọc đường. Ông đi vay hết mọi nơi nhưng vẫn không đủ số. Sắp đến ngày phải ra đi, bỗng có một người khách tự dưng tìm đến làm quen, nói rằng mình cũng sắp trẩy kinh nên đến rủ ông cùng đi cho có bạn. Thấy ông cử than rằng mình chưa lo xong tiền ăn đường, ngườ...

Truyện 138. Ông Phạm Nhĩ

Đã từ lâu lắm, trên cõi trời có một người có sức khỏe lạ lùng, những việc dời núi, lấp biển, đội đá, bẻ cây,... không một ai bì kịp. Nói về tài phép, ông cũng thần thông biến hóa vượt xa nhiều vị trên Thiên Đình. Đặc biệt ông có hai vành tai dài và rách, vì lúc nhỏ ông thường dùng hai tai cho nhiều người móc vào mà đu, rồi xoay họ như chong chóng. Cũng vì thế người ta quen gọi ông là Phạm Nhĩ. Vốn tinh nghịch và hung hăng quen thói từ hồi trẻ, Phạm Nhĩ không mấy khi ngồi yên. Ông thường hay gây sự đánh nhau với những kẻ mà ông thù ghét. Nhưng người ta đều tránh né ông, chẳng mấy ai dám đọ sức, vì đã từng có bao nhiêu anh hùng hảo hán không chịu nổi chỉ một cú đấm, cái gạt của ông. Thấy mọi người đều thua tài, Phạm Nhĩ ngày một tỏ ra kiêu căng tự phụ. Ông cho rằng các vị thần xung quanh Ngọc Hoàng chẳng qua chỉ là đồ bị thịt, tài nghệ và sức khỏe không có tý gì. Và ông lấy làm bực mình vì sao bấy lâu danh tiếng mình nổi như cồn mà vẫn không được Ngọc Hoàng vời vào để t...

Truyện 137. Ao Phật

Ngày ấy, vùng đất mà bây giờ là Trà-vinh còn là một vùng biển cả. Trên bờ biển, Người sống rất cơ cực. Phật thấy vậy thương tình, bèn hóa phép làm cho biển nổi lên thành những giải đất nối liền với bờ. Những giải đất này đặc biệt rất màu mỡ. Vì thế, Người dắt díu nhau ra đây chăm chút làm ăn, lúa khoai lúc nào cũng đầy nồi, cuộc sống trở nên vui tươi hơn trước. Nhưng cũng ở vùng biển này lúc bấy giờ có một con Chằn tinh sống lâu năm dưới nước rất hung ác. Nó thường nổi lên khỏi mặt nước há cái miệng khổng lồ có thể lọt một lúc đôi ba người. Bộ hạ của Chằn tinh gồm có thuồng luồng, cá sấu rất dữ tợn, ăn thịt người và súc vật không biết chán. Mỗi năm vào tháng mười, dân cư trong hạt tổ chức một ngày lễ mừng hội mùa; trong ngày lễ có cuộc dâng hoa để cám ơn đức Phật. Tại một ngôi chùa xây lên giữa đồng, dân chúng thường hội họp đông đúc làm lễ cúng Phật. Sau đó, các nơi bày ra trò múa hát, đánh đu để cho trai thanh gái lịch vui chơi. Ngày hội mùa năm ấy, giữa khi mọi ...