Skip to main content

Posts

Truyện 175. Chàng rể thông manh

Có một anh chàng đẹp trai, lanh lợi, nhưng bị tật thong manh từ thuở nhỏ. Cặp mắt anh vẫn trong trẻo nên người ngoài không ai biết là mù. Nhưng anh thì rất khôn khéo, cố tìm cách giấu không cho người lạ biết mình có tật. Một hôm nghe nói có một đám hát ở một làng nọ, vui bạn, anh theo nhóm trai làng đi xem. Đêm tối, người đông chen chúc, mỗi người tìm ngồi một nơi, nên lúc về họ lục tục mỗi người đi một đàng, bỏ quên anh lại. Anh phải nằm đó đợi sáng, nhưng lúc về vì không thấy rõ đường, anh cứ đi liều. Cuối cùng bị lạc, anh lọt vào một nhà nọ. Nhà này đang sẵn có cuộc vui. Thấy chàng trai lạ đến, họ mời anh vào dự. Anh không từ chối, đi theo người dẫn vào ngồi phía tận cùng. Đến lúc mãn cuộc anh phải sờ vào vách để tìm cửa ra. Chủ nhân thấy thế, bèn hỏi:- "Anh làm gì đấy?". Anh nhanh miệng đáp:- "Dạ, cháu đo xem chiều dài nhà này có bằng nhà bố mẹ cháu chăng". - "Thế bên nào rộng hơn?". - "Dạ, cũng suýt soát như nhau!". Chủ nhân cho rằng nh...

Truyện 174. Hai anh em và con chó đá

Một hôm có lão ăn mày rách rưới lần vào ngõ nhà người anh để xin ăn. Nhưng vợ chồng nhà này vừa trông thấy lão thì mặt đã rắn lại như đá cuội. Chúng đã không thí cho lão chút gì lại còn thả chó dữ ra khiến lão phải nhanh chân lủi bước. Khi lão lọt vào cổng của nhà người em thì vợ chồng nhà này đang ăn cháo bữa chiều. Trông thấy ông già có vẻ đói lả người chồng liền ra dắt tay đưa vào ngồi bên cạnh mâm. Anh bảo vợ múc cháo thêm ra bát, và nói: - Mời cụ ngồi ăn bát cháo với chúng tôi cho đỡ dạ, rồi hãy đi nhà khác. Ông lão ăn xong một bát, lại xin thêm bát nữa, rồi bát nữa. Tuy cháo không nhiều, hai vợ chồng vẫn múc không ngần ngại. Ăn xong, ông lão chống gậy đứng lên rồi bỗng đột ngột bảo hai người: - Các con nghèo mà lại thảo, thật là đáng quý. Ta biết có một chỗ có nhiều vàng bạc. Vậy hãy theo ta lên núi, ta chỉ cho. Cả hai vợ chồng nhìn nhau ngơ ngác. Thấy ông lão thúc giục đôi ba phen mới tin là ông không đánh lừa, bèn đánh bạo đi theo lên núi....

Truyện 173. Hòa thượng và người thợ giày

Có một nhà sư tên là Diệu Kế trụ trì ở một ngôi chùa lớn làng Bích-khê. Sư ta vốn ít chữ nhưng được cái sáng dạ, trải qua những ngày cạo đầu cắp níp đi theo các bậc tu hành cũng võ vẽ được ít nhiều kinh kệ. Sống lâu lên lão làng, nhờ chuyên cần gõ mõ tụng kinh, nên chẳng mấy chốc được leo lên hàng sư bác. Từ đó Diệu Kế đã được dân làng vùng này vùng khác đón về thờ Phật cai quản chúng tăng. Qua nhiều lần ăn mày lộc Phật ở rất nhiều chùa, Diệu Kế đã nắm được cái chân lý: cuộc đời tu hành của mình chẳng qua cũng là một cách mưu sinh. Vậy thì tội gì mình theo "năm điều răn" cho mệt xác. Vì vậy, về mặt đức hạnh, Diệu Kế tuy không phải là hạng hổ mang, nhưng cũng chẳng phải thuộc hàng chân tu. Thỉnh thoảng sư ta cũng biết lén lút tìm cách làm vợi bớt những món tiền quyên cúng của thập phương đang ngộn lên ở tráp. Ở gần chùa có một người thợ giày cũng trạc tuổi và cùng khổ người khổ mặt với Diệu Kế. Hai người dàn dần quen nhau rồi trở nên một đôi bạn nối...

Truyện 172. Thịt gà thuốc chồng

Xưa, có hai vợ chồng nhà nọ lấy nhau lâu ngày. Người vợ bỗng sinh trắc nết gian díu với một chàng trai. Hai bên say mê nhau và điều ước muốn của người đàn bà là làm sao cho chồng sớm chết để mình được tự do đi lại với tình nhân. Hàng ngày người đàn bà sửa lễ ra đền khẩn vái cầu thần hóa phép cho chồng chết đi, sẽ xin hậu tạ. Việc ngoại tình của người vợ cuối cùng cũng đến tai người chồng. Hắn đã rình rập đôi ba phen nhưng chưa kết quả. Thấy vợ lui tới đền thờ thần luôn thì hắn sinh mối ngờ vực, bèn một hôm lẻn đến trước, nấp ở sau pho tượng. Khi nghe lọt những lời khấn khứa của vợ, hắn bỗng mỉm cười, rồi nhân thể đổi giọng giả làm lời thần nói vọng xuống, đủ lọt vào tai vợ: - Về mổ một con gà mái ghẹ, bỏ vào một nắm hoài sơn, nấu lên cho ăn thì nhất định nó phải chết. Vợ tưởng là lời thần phán thật, bèn trở về làm như là dặn. Buổi chiều hôm ấy sau khi một mình chén cả con gà, chồng giả cách lên giường nằm vật vã. Vợ chắc mẩm thuốc bắt đầu ngấm, mừng thầm tron...

Truyện 171. Phiêu lưu của chàng ngốc

Ngày xưa có một anh chàng ngốc nghếch đần độn. Từ ngày có vợ, vợ anh thấy chồng ăn không ngồi rồi ngày này sang tháng khác, thì không được vui lòng. Cho nên một hôm, nàng thủ thỉ: - Ngồi ăn núi lở. Anh phải đi làm một nghề gì nuôi thân, nếu không thì khó mà ăn ở với nhau được lâu dài. Ngốc ta đáp: - "Tôi chữ nghĩa đã không có, đi cày thì dở, làm thợ thì dốt, biết làm nghề gì đây?". - "Đi buôn vậy!" - người vợ trả lời. - "Tôi sẽ đưa tiền cho anh để anh đi buôn". - "Buôn gì?". - "Cái gì có lãi thì buôn. Đầu thì buôn vịt buôn gà, sau thì buôn gỗ làm nhà cũng nên". Mấy hôm sau Ngốc ta cầm tiền ra đi. Nhớ tới câu dặn của vợ, nên anh có ý đi buôn vịt. Qua một thôi đường, anh nhìn thấy có một bầy vịt độ một chục con đang kiếm ăn trên mặt đầm. Không biết đó là vịt trời, anh quyết tâm đi tìm chủ bầy vịt để hỏi mua. Gặp một đám trẻ chăn trâu đang chơi trên bờ đầm, anh ghé lại hỏi: - "Vịt của ai đó?". Bọn chúng hỏi lại: - ...

Truyện 170. Chàng ngốc học khôn

Ngày xưa, ở một làng nọ có anh chàng Ngốc bố mẹ mất sớm. Ngày bố mẹ anh còn sống có cưới cho anh một người vợ và để lại cho hai vợ chồng một ngôi nhà, một đám vườn và vài sào ruộng. Nhưng thấy Ngốc đần độn, vợ anh có ý định bỏ anh đi lấy người khác. Cho nên, sau khi bố mẹ chồng nối nhau qua đời, vợ Ngốc cũng bỏ về nhà bố mẹ đẻ hơn một năm trời không trở lại. Giữa lúc ấy có một thầy khóa góa vợ, thấy vợ Ngốc coi được thì muốn lấy tranh. Bố mẹ vợ Ngốc vốn ham của và ham chức vị nên hối hả nhận lời. Bèn bảo chàng rể mới cứ chuẩn bị lễ vật rồi làm lễ cưới bừa, dù Ngốc có biết cũng không hơi sức đâu mà kiện tụng, vả chăng anh em họ hàng nhà Ngốc chẳng còn có ai để mà bày vẽ. Về phía Ngốc, tuy bị vợ bỏ, nhưng anh cũng không biết làm thế nào để khuyên dỗ vợ trở lại với mình, cũng chẳng nghĩ gì đến chuyện thưa kiện, vì đối với anh, việc đó to lớn rắc rối quá, y như chim chích lạc vào rừng vậy. Lật đật mà ngày cưới của đôi bên đã đến. Ngốc ta tuy biết,...