Skip to main content

Posts

Truyện 198. Bánh chưng, bánh dày

Ngày đó vua Hùng trị vì đất nước. Vua tuổi đã già, ngồi trên ngai vàng đằng đẵng đã bao nhiêu năm. Thấy sức khỏe của mình ngày một suy, vua có ý định chọn một người nối ngôi. Các bà vợ của vua sinh được cả thảy hai mươi người con trai. Họ đều khôn lớn cả. Vua nghĩ: - "Kể về tài cũng có nhiều đứa trội. Nhưng chính vì thế mà cần phải lựa chọn cẩn thận. Nhất là phải làm thế nào cho chúng nó không tranh giành nhau". Đây là điều vua thường bận tâm nhất. Cuối cùng, nhờ có viên quan hầu bàn kế, vua mới quyết định mở một cuộc thi để căn cứ vào đó mà kén chọn.

Truyện 197. Mỵ Châu, Trọng Thủy

Ngày xưa trị vì cõi đất Âu-lạc có một ông vua tên là An Dương Vương. Vua có một nàng công chúa tên là Mỵ Châu. Mỵ Châu rất xinh đẹp và ngày ấy đã đến tuổi yêu đương. Vua chỉ có một mình nàng là con gái nên rất yêu thương chiều chuộng. Vua An Dương Vương lại là người chăm lo việc triều chính. Từ khi bờ cõi mở rộng, vua nghĩ đến việc kinh doanh và phòng thủ đất nước, - "Phải có một tòa thành kiên cố thì mới giữ được giang sơn xã tắc lâu dài".

Truyện 196. Sự tích chim tu hú

Ngày xưa có hai nhà sư Năng Nhẫn và Bất Nhẫn. Hai người cùng cạo đầu xuất gia từ ngày còn trẻ và cùng tu ở một ngôi chùa hẻo lánh. Sau một thời gian dài tu luyện thì bỗng một hôm, Năng Nhẫn được đức Phật độ cho thành chính quả. Bất Nhẫn thấy mình tu hành không kém gì bạn mà không được hưởng may mắn như bạn thì rất buồn bực. Chàng đến trước tòa sen hết sức kêu nài với đức Phật bày tỏ lòng chân thành tu đạo cùng mọi sự khổ hạnh đã trải qua của mình. Đức Phật bảo chàng: - "Nhà ngươi chuyên tâm cầu đạo, lại là người trong sạch, thật đáng khen ngợi. Nhưng tính tình nhà ngươi vẫn như con trâu chưa thuần, chưa thể đắc đạo được. Vậy hãy cố gắng tỏ rõ tấm lòng nhẫn nhục trong một cuộc khổ hạnh trường kỳ rồi sẽ theo bạn cũng chưa muộn".

Truyện 195. Sự tích chim Quốc

Ngày ấy có đôi bạn chí thân là Quắc và Nhân. Họ đều là con nhà học trò nghèo, lại đều mồ côi cha mẹ, Quắc được học nhiều hơn bạn: anh chàng làm thầy đồ dạy trẻ. Tuy bổng lộc chẳng có là bao nhưng Quắc vẫn thường giúp đỡ Nhân. Đối lại, có lần Quắc bị ốm nặng, giá không có bạn thuốc thang ngày đêm thì anh khó lòng sống nổi. Sau đó cũng vì sinh kế, đôi bạn phải chia tay mỗi người mỗi ngả. Trong khi Quắc sống cuộc đời dạy trẻ thì Nhân cũng đi lang thang đến các vùng xa lạ làm thuê làm mướn. Trải qua một thời kỳ lang bạt, cuối cùng anh chàng vào làm công cho một phú thương. Thấy chàng thật thà chăm chỉ, phú thương rất tin cậy. Chẳng bao lâu Nhân được phú thương gả con gái cho.

Truyện 194. Sự tích táo quân

Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo. Họ đều sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn. Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau. Thường buổi tối sau khi đi làm về, hai vợ chồng ngồi bên bếp lửa hay dưới ánh trăng kể cho nhau những chuyện xa gần mới nghe được, hay hát những câu tình duyên, có khi vui vẻ quên cả cơm nước. Một năm trời làm mất mùa, hạt gạo kiếm rất khó khăn. Tình trạng đói kém diễn ra khắp mọi miền. Hai vợ chồng theo lệ cũ đi tìm việc ở các nhà giàu nhưng chả mấy ai thuê nữa. Người vay công lĩnh nợ thì đông mà gạo rất khan hiếm nên khó chen vào lọt. Hơn nữa, cổng mấy lão trọc phú lại thường đóng chặt vì chúng không muốn cho ai quấy nhiễu.

Truyện 193. Sự tích con mối

Ngày xưa, có hai vợ chồng một người nghèo khó tên là Thạch Sùng. Họ sống chui rúc trong một túp lều gần chợ, xin ăn qua ngày. Cuộc sống thật là vất vả. Nhưng Thạch Sùng là người có chí kinh doanh lớn, lại có nhiều thủ đoạn. Từ lâu hai vợ chồng ăn nhịn để dành, lần hồi góp nhặt một số vốn chôn ở góc nhà. Số tiền ấy ngày một lớn mãi lên. Nhưng họ vẫn giả bộ nghèo khó, làm nghề hành khất như cũ.

Truyện 192. Bò béo, bò gầy

Ngày ấy vào thời vua Lê chúa Trịnh có hai vợ chồng một người nho sinh họ Lê. Nhân ngày cuối năm dắt nhau về thăm quê quán trong thành. Sau mấy năm đi làm ăn xa, họ có để dành được một số bạc nhỏ đưa về định làm vốn sống ở quê nhà. Qua bến đò Khuốt, họ đi vào giữa làng Đa-giá thượng. Đến đây trời đã xế chiều lại lấm tấm mưa. Thấy thế, người chồng quyết định nghỉ lại trong một cái quán bên đường.

Truyện 190. Sự tích trầu cau vôi

Ngày xưa một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong-châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy tiếng "Cao" làm tên họ. Hai anh em lớn lên thì cha mẹ nối nhau qua đời. Cả anh lẫn em quyến luyến nhau không chịu rời nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu. Nhưng khi Tân đến theo học thì Lang không chịu ở nhà một mình, chàng cũng cố xin cùng được học với anh một thể. Nhà họ Lưu có một cô con gái cũng cùng lứa tuổi với họ.

Truyện 189. Sự tích cái chổi

Ngày xưa ở trên cung điện nhà trời có một người đàn bà nấu ăn rất khéo tay. Bà chế những món bánh trái tuyệt phẩm, làm những thức ăn ngon đến nỗi chỉ nếm qua một miếng là không thể nào quên được. Cho nên Ngọc Hoàng thượng đế cho bà chuyên trông nom công việc nấu ăn cho mình ở Thiên trù. Nhưng bà lại hay ăn vụng và tham lam. Lệ nhà trời những người hầu hạ đều có thức ăn riêng, nhất thiết không được đụng chạm đến ngự thiện, dù là Ngọc Hoàng ăn thừa cũng vậy. Nhưng luật lệ đó không ngăn được những người đang sẵn thèm khát. Người đàn bà vẫn tìm đủ mọi cách để làm cho kho thức ăn của nhà Trời hao hụt.