Skip to main content

Truyện 79. Cố Bu

Ngày xưa ở làng Phan-xá thuộc Hà-tĩnh - một làng ngay sát nách con sông mà nước thủy triều vẫn lên xuống đều đều - có một người nghèo tên là Bu. Bu mới lọt lòng mẹ, người ta thấy dưới gan bàn chân có ba cái lông trắng, dấu hiệu của tài bơi lặn. Lớn lên quả nhiên ông lặn lội rất tài, có thể ở được lâu dưới nước. Không những có tài bơi lặn, Bu còn có một sức khỏe tuyệt trần. Bu đi học võ với một ông thầy. Thấy là người có tài lạ, thầy truyền cho mười tám ban võ nghệ và các môn nhâm cầm độn toán. Bu không có chí làm quan với triều đình, chỉ đi lang thang hết xứ Đông đến xứ Đoài, ở đâu ông cũng có rất nhiều bè bạn.
Cho đến năm năm mươi tuổi, Bu đã đi hầu khắp sông hồ, nghe được nhiều, thấy được rộng. Sau một thời kì lang bạt, Bu lại trở về quê hương. Lúc này ông đã để râu, một bộ râu rất đẹp. Người ta bảo nhau: "Râu như râu cố Bu". Ông bí mật chiêu mộ tráng sĩ, luyện tập võ nghệ, chia lương thực, có ý muốn lập nên một giang sơn riêng, lấy núi Hồng-lĩnh làm đồn trại. Nhờ có phép thuật và võ nghệ, ông hoạt động rất kín nhẹm. Lại nhờ có bè bạn ở các nơi làm tai mắt tay chân nên tuy ở trong núi sâu, Bu vẫn nắm được tình hình mọi nơi. Trong những năm mất mùa đói khát, mỗi lần có tin báo, Bu đem các tráng sĩ đến lấy thóc tiền của bọn trọc phú. Lấy xong, Bu đem chia cho tất cả những người nghèo khổ trong vùng. Bu làm rất kín đáo và chóng vánh, không giết chóc, không đốt phá, chỉ bắt buộc bọn chúng phải bỏ thóc bỏ tiền ra giúp mọi người. Cứ như thế, Bu đã cứu nguy cho không biết bao nhiêu thôn xóm đói khổ. Bọn nhà giàu sợ Bu mất mật, nhưng tất cả những người nghèo khổ coi Bu là vị cứu tinh. Quan quân tuy lùng bắt ráo riết nhưng chẳng kết quả gì. Đã hai lần chúng sắp tóm được Bu, nhưng một lần Bu nhảy xuống sông trốn thoát, một lần khác nhờ phép thuật của ông nên chúng mù tịt, chả còn tìm ra manh mối.
Một hôm, Bu bí mật về làng cũ thăm bà con họ mạc. Bọn hào lý đã đánh hơn thấy ông nên chúng cấp tốc đi báo huyện. Huyện sợ bắt không nổi nên vội vàng đi báo tỉnh. Biết Bu không phải là người tầm thường nên bọn quan tỉnh điểm ngay hai nghìn quân sĩ với hai con voi và hai lưới sắt đi suốt đêm về làng. Bấy giờ, vào khoảng canh năm, quân gia chia nhau vây bọc bốn phía trùng trùng điệp điệp. Bu đang ngủ. Mọi người sợ nguy đến ông nên vội đánh thức ông dạy bàn cách chạy trốn. Nhưng Bu khoát tay bảo họ: - "Cứ bình tâm! Ta sẽ có cách". Đoạn ông hỏi thăm tình hình ở mọi nơi. Người ta cho biết là ở xóm phía Nam có một đám ma đang chuẩn bị kèn trống ra đồng. Bu bèn hướng về phía Nam trèo lên một cây cao, đứng im trên đó để nghe ngóng. Vừa khi đám ma đi qua, Bu liền tụt xuống xen vào đám đông, lấy vạt áo che mặt, kỳ thực là che bộ râu, giả bộ khóc lu loa. Thấy có đám ma, bọn lính rẽ ra cho đi. Nhưng khi ra khỏi vòng vây, Bu đã chìa bộ râu, cười lớn, bảo chúng: "Tao là Bu đây! Chúng mày hãy nói với chủ tướng đừng có vây bọc mất công nữa".
Nghe nói thế, quan quân xô nhau đuổi theo, nhưng Bu đã nhảy ngay xuống sông. Bọn quan tỉnh sai lấy lưới sắt giăng chặn hai đầu xông lại và cho hai con voi xuống giẫm. Nhưng chúng chỉ làm việc mệt nhọc vô ích vì Bu vốn là tay giỏi lặn, lặn luôn một mạch hàng trăm dặm, nên đã biến mất từ lâu.
Một lần khác, Bu đi một mình. Nhân trời tối, ông vào nghỉ ở một làng nọ. Một người dân trong làng có giỗ khẩn khoản mời Bu đến ăn. Chưa xong bữa rượu thì quan quân đã kéo về rầm rộ vây kín tất cả các nẻo. Người ta đưa ông đến một cái hầm kín. Trước khi xuống hầm, Bu còn làm phép để đánh lừa quan quân. Bu sai múc một bát nước, đặt lên một chiếc đũa rồi niệm chú bước qua. Lần này bọn quan quân có đưa theo một thầy độn. Khi sục sạo các nhà không tìm thấy Bu, bọn tướng bảo thầy độn bấm xem thử thế nào. Thầy độn giở phép của mình ra nhưng hắn bị mắc lừa vì bát nước, chiếc đũa của Bu, nên sau khi bấm xong, hắn ngơ ngác trả lời rằng: - "Thằng giặc ấy đã đi qua một chiếc cầu tre bắc qua đầm trốn thoát mất rồi!". Bọn chúng tin lời, cho quân đi lùng sục các chỗ khác. Thế là một phen nữa, Bu lại thoát vòng nguy hiểm.
Một lần khác, Bu đang phát thóc cho dân một xóm gần bãi. Chia vừa xong thì quan quân đã bổ vây bốn mặt. Bu lại được mọi người dẫn đi trốn ở một nơi kín. Nhưg trước khi trốn, Bu cũng xin một mảnh chiếc trùm lên người làm phù phép, khiến cho thầy độn của quan quân một lần nữa lại bị lừa, bảo rằng ông đang trốn ở một bụi lác ngoài bãi. Quân quân nghe lời tất cả đổ xô ra bờ sông. Bu thừa dịp lại trốn đi vô sự.
Quan quân cứ mấy lần tưng hửng như thế, chả làm gì được Bu. Còn Bu thì hết đi vùng này sang vùng khác, đến đâu cũng bí mật giúp đỡ dân nghèo và được họ che chở. Về sau không rõ Bu đi đâu.
Ngày nay ở động Dang trên núi Hồng-lĩnh còn có dấu vết cột cờ, thành lũy và nền nhà, nền kho, tương truyền là đồn trại cũ của cố Bu.
Hết.

KHẢO DỊ
Về tình tiết này, trong Thiên-lộc huyện phong thổ chí có một truyện tương tự, nhưng lại khác hẳn về kết cục:
Xưa có người tên là Trần Hồ làm nghề đánh cá, thường đậu thuyền ở ngã ba sông Hoàng. Một đêm nọ bỗng thấy một cặp trâu từ dưới nước lên bờ và húc nhau ở gần mũi thuyền. Ông bèn cầm gậy đánh đuổi, hai con trâu lặn xuống nước. Ông nhìn lại thấy có lông dính ở đầu gậy, liền nhặt lấy nhưng không nuốt như Cố Bu mà đeo vào nách. Từ đấy lặn xuống nước như đi trên đất liền, nhờ thế bắt được cá không biết bao nhiêu mà kể. Tiếng đồn ngày một rộng. Khi vua Lê Thánh Tông đi qua đấy, nghe tiếng ông, bèn gọi đến thử tài. Ông lặn ngược dòng vài dặm, bắt được một con cá lớn, bề ngang chín tấc, đem lên dâng vua. Sau đó, ông cho là còn bé, lại thả cá xuống sông, lặn xuôi dòng ba bốn dặm bắt được con cá thước tư. Vua khen ngợi. Lúc vua hỏi nguyện vọng, ông chỉ muốn được một khu đất riêng để phơi lưới. Vua bèn ban cho ông một nơi gần đó gọi là hồ Thám.
Về chỗ Bu che râu đi theo đám ma vượt khỏi vòng vây, có người kể: Bu bảo người ta bó chiếu lại như bó người chết, cất hai thủ hạ khiêng, một thủ hạ khác cầm đuốc đi trước, còn mình thì vác cuốc thuổng theo sau, làm thành một đám ma giả, rồi cứ thế tiến đến chỗ quân lính vây bọc, xin phép ra đồng chôn. Lính thấy có người chết, không cần căn vặn mà còn cho đi ngay, thế là mắc lừa Bu.
Về câu chuyện "qua cầu tre, nằm bãi lác", trong sự tích Cố Nghinh cũng có tình tiết tương tự. Cố Nghinh (tức Nguyễn Hữu Nghinh) quê ở Vạn-phúc-đông (Đức-thọ, Hà-tĩnh), là người cuối đời Lê, khi nhà Nguyễn lên không chịu đi thi. Gia Long nghe tin cố học giỏi cho sứ triệu ra làm quan, song cố nhất định không chịu. Về sau Minh Mạng sai Nguyễn Công Trứ đem quân đi bắt. Ai cũng lo thay cho cố, song cố vẫn điềm nhiên. Một lần quân đến vây bọc, cố lấy một chiếc chiếu lác bước qua chậu nước, rồi vào nằm trong nhà, đắp chiếu ấy lên. Nguyễn Công Trứ đến, bấm một quẻ độn, nói rằng: - "Nghinh đã chạy qua một con sông, hiện giờ còn trốn trong một bãi lác". Bèn cho quân vượt sông đi tìm. Ở bên này, Nghinh trốn thoát.

Xem thêm các truyện khác tại đây:
-----

Comments

BÀI ĐĂNG ĐƯỢC XEM NHIỀU

List of Vietnamese fairy tales

Vietnamese  fairy tales includes many stories as Tam and Cam; So Dua; Hundred – knot- bamboo tree... which were spread in folk. Each stories has  its own meaning. I think I can not translate exactly each word into english but I will try my best to convey its meaning to you. Hope you like them!

Bài 14: Danh từ đếm được số ít và số nhiều và quy tắc thêm chuyển từ danh từ đếm được số ít sang số nhiều.

      Như chúng ta đã biết danh từ thường phân thành nhiều loại nhưng về mặt ngữ pháp bạn chỉ cần biết danh từ gồm hai loại: danh từ đếm được và danh từ không đếm được. Về cơ bản mình sẽ nói qua một chút về danh từ đếm được và danh từ không đếm được vì bài này chủ yếu xoay quanh danh từ đếm được. Về bản chất danh từ đếm được là những từ bạn có thể kiểm soát nó bằng mặt số lượng tức là bạn có thể đếm 1, 2, 3 cái gì đó và nó có sự phân biệt giữa số ít (một) và số nhiều (hơn một) của loại từ này trong ngữ pháp của câu. Ví dụ: I have  bananas và  I have  a banana  có sự khác biệt rõ ràng, bạn có nhận thất mạo từ  “a”  ở trước banana không? Thêm nữa Bananas  are  yellow và a banana  is  yellow bạn có nhận thấy động từ đi kèm có sự khác biệt không; danh từ số nhiều sẽ tương đương vói ư chỉ ngữ they và danh từ số ít sẽ tương đương vói it. Cơ bản là thế. Còn về danh không đếm được thì bạn phải cân, đo, đong như những...

Thuong Luong

Thuong Luong was common name of creatures which are in people’s imagines. They are distant relatives of dragons. While dragons are worshiped as gods, the gods ruled rivers and sea and the gods can make rains, Thuong Luong is not respected as dragons that the creatures are too amorous, combative, wild, and have bad behaviors. All most of them like to harm people.

Bài 1.5: Cách sử dụng at, on, in cho thời gian, ngày, tháng, năm, mùa.

Chào các bạn! Bởi vì mình có hay dich truyện và một vài thứ linh tinh khác nên thường bắt gặp ngày, tháng năm. Thật ra khôngkhó để sử dụng đúng nhưng mỗi lần cần đến mình lại phải tra lại tra cứu. Điều đó rất mất thời gian nên hôm nay mình viết một bài liên quan đến at, on, in + thời gian để giúp bạn nào chưa biết và giúp chính mình nhớ được cách sử dụng của các giới từ at, on, in và dạng thời gian được theo sau giới từ đó.

205. Quan Âm Thị Kính

Ngày xửa ngày xưa, có một người trải đã nhiều kiếp, kiếp nào từ bé đến lớn cũng giữ mình đức hạnh và thành bậc chân tu. Cứ luân hồi chuyển kiếp như vậy liên tiếp đến 9 lần, nhưng chưa kiếp nào được thành Phật. Đến kiếp thứ 10, Đức Thích Ca muốn thử lòng, bắt vào đầu thai làm con gái một nhà họ Mãng ở nước Cao Ly.  Họ Mãng đặt tên nàng là Thị Kính. Lớn lên, nàng tài sắc nết na lại hiếu thảo hết lòng. Khi đến tuổi lấy chồng, nàng được bố mẹ gả cho thư sinh Sùng Thiện Sĩ. Sùng Thiện Sĩ rất đẹp trai, chăm học. Hai vợ chồng thật là trai tài gái sắc ăn ở với nhau rất mực kính ái và hòa thuận. Một đêm, Thiện Sĩ ngồi đọc sách, Thị Kính ngồi may bên cạnh. Thiện Sĩ bỗng thấy mệt mỏi, bèn ngả lưng xuống giường, kê đầu lên gối vợ truyện trò rồi thiếp ngủ. Thi Kính thương chồng học mệt nên lặng yên cho chồng ngủ. Nàng ngắm nhìn khuôn mặt tuấn tú của chồng, bỗng nhận ra ở cằm chồng có một sợi râu mọc ngược. Sẵn con dao nhíp trong thúng khảo đựng đồ may, Thị Kính liền cầm lên kề vào cằm chồn...

The Tale of the Hundred - knot Bamboo tree

Once upon a time, there had a boy who was poor, had no field. Therefore, he found the way to work for a landlord. He was healthy, worked hard and great in working so the landlord wanted him to work for him long time without any pay. One day, he called the boy to come. "You are honest and healthy. If you agree to work for me in three years without pay, I will let you marry with my only daughter after that." The boy agreed. He believed completely. He worked very hard, help the landlord turn richer that he could build more houses, buy more fields and cattles. Then, time passed. Three years nearly crossed, the boy always remembered his master's promise while his master, the landlord didn't want to do his promise. He in secret had found another boy for his daughter, a son of another landlord in that area. Therefore, what he need was a reason to refuse the boy. One day, he called the boy to come. "You have worked very hard for three years, waken early, slept late....

The tale of watermelon

Once  upon a time, a young man whose name was Mai An  Tiem   was a slave. He was sold to a King named Hung   Vuong . Mai An   Tiem   was clever, he   learned   vietnamese   language very fast.   Futher , he knew so many stories, places and could do everything so good so he was liked by Hung   Vuong   very much that wherever Hung   Vuong   had come he also came with him. Three years later, he was Hung   Vuong   let to become a noble and was stayed in a building near the castle. Besides, Hung   Vuong   made his daughter become his wife.  Mai An   Tiem   now had wife, a five-year-old son, servants and assets. He seemed to lack nothing. Although he had never been arrogant people still were jealous with his his luck. vietnamesefairytales.blogspot.com One day, people who were participating in a party complimented as much as they could but he only said: “That because of ...

Wishing pearl

De was a young boy. His parent was servants of a landlord. Every morning, De led landlord’s cattle to meadow and brought them back at nightfall. De used to be excited in playing with his fellows and when he was in his game he didn’t care anything. Many times the cattle he herded ate rice on field and the owners used to beat him pained but he still left cattle and joined in his fellows. One normal day, he and his fellows had a swimming competition. An award was given to the winner that he couldn’t refuse. Therefore, he participated in the competition and left his cattle on a wild hill. They swam and dived in water until noon and when they walked on ground, a cow had disappeared. The cow belonged to no one but his master. Children separated to find the cow but the cow seemed to vanish they couldn’t find it. Sun was going to down, children made their ways to home they left De staying at there. Day stayed at there alone crying. After that, he fell in sleep. Latter, he was woken up b...

Marry with ghost

Le  was a poor young man who taught children to live. Before that, He often came to children’s homes and did his job but, now he had a class on land of a landlord. The landlord didn’t want his children went far to study so he invited him to his mansion built for him a roof. So that, he could stay in there, teach his children and other children. There had a girl, daughter of the landlord. Her name’s Thi. She was young and beautiful. Just like young girls she didn’t need long time to fall in love with her teacher, kind, having knowledge and of course, handsome. Thi’s good, having innocent heart and so Le replied her love he gave her his love, also. And they both fell in deep love it’s a beautiful love. As young lover couple often did they had swear that was, no thing could separate them though it’s death. It’s enough what they needed was a wedding. But, things were not like what they thought. Thi’s parent refused bluntly as Le’s parent brought wedding present to their hom...