Skip to main content

Truyện 167. Sự tích chiếc khăn tang


Ngày xưa có vợ chồng nhà phú hộ nọ sinh được năm người con gái. Giàu có, lại không con trai, nên bao nhiêu tình thương, họ đều dồn vào những cô con gái. Họ cưng như trứng mỏng, hễ con đòi gì là được nấy.
Lần lượt năm cô lớn lên, lấy chồng và đi ở riêng.
Vì con gái đứa nào cũng lấy chồng xa nên sau khi cô út ở riêng được ít lâu hai ông bá phú hộ cảm thấy nhớ các con quá. Họ còn tính chuyện chia nhau đi thăm các con. Một hôm, vợ bảo chồng: - "Sắp tới, ông chịu khó ở nhà trông nhà cho tôi đi thăm chúng nó một lượt, sau đó tôi lại về trông nhà cho ông đi". - "Phải đó", chồng đáp, "nhưng bà phải đi nhanh nhanh lên mới được, đừng bắt tôi phải đợi lâu" - "Không được đâu, tôi tính ở lại với các con đứa nào ít nhất cũng phải một tháng, năm đứa vị chi là năm tháng, còn đi đường tổng cộng độ vài ba chục ngày, như vậy cũng phải mất ngót nửa năm đó ông ạ!". - "Thôi được, bà nó đi đi, bà nhớ đừng để cho đứa nào quấn quýt quá, rồi ăn dầm nằm dề làm cho tôi trông đợi".
Rồi đó người vợ cùng con hầu ra đi. Nhưng chỉ được vài tháng, chồng đã thấy vợ trở về vẻ mặt buồn xo. Chồng hỏi dồn: - "Cơn cớ làm sao mà bà về nhanh như vậy, có gặp điều gì dọc đường hay không mà vẻ mặt không được vui?". Vợ đáp: - "Chẳng có gì hết, tôi vẫn bình yên, chúng nó đều mạnh khỏe, tôi về sớm là vì tôi muốn để ông khỏi trông, ông cứ đi một lần cho biết". Thấy vợ nói úp mở, phú hộ chưa hiểu thế nào cả, cuối cùng ông cũng sắm sửa hành lý ra đi.
Ông ghé nhà người con gái thứ nhất. Chàng rể đón tiếp ông niềm nở làm ông rất hài lòng. Nhưng con gái ông thì lại không được như vậy. Nó cũng chuyện trò giả lả được ít câu rồi quay vào công việc của nó.
Nhà các chàng rể của ông phần nhiều đều thuộc vào hạng khá giả không kém gì nhà ông. Cho nên con gái của ông còn mải trông nom kẻ ăn người ở, không lúc nào rảnh rỗi. Đến chừng chồng nó ra đồng trông cày coi cấy thì con gái ông còn chuyên việc bếp núc, lúi húi suốt buổi trong bếp, cha con chẳng có dịp chuyện trò. Mãi đến gần trưa, ông cảm thấy bụng đói cồn cào, nhưng con ông lại chẳng chịu cho ông ăn ngay.
Ông toan bảo nó cho mình ăn trước như khi còn ở nhà, nhưng rồi lại nghĩ thầm: - "Để còn xem nó đối đãi với cha nó ra sao cho biết". Ông thấy con gái chờ cho chồng mình đi làm về mới dọn cơm ra. Nhưng chàng rể của ông lúc ấy tuy đã về rồi còn bận một số công việc. Cho nên ông lại phải đợi. Đến chừng ấy thấy đã quá trưa, con gái ông lên tiếng gọi chồng: - "Mình ơi, hãy để đó vào ăn cơm đi cho ông già ăn với!". Nghe con nói thế ông cảm thấy không được vui. Bữa cơm chiều và liên tiếp mấy ngày sau cũng như vậy. Con gái ông chăm sóc cho chồng nó chứ chẳng phải cho ông. Ông rất buồn, bụng bảo dạ: - "Thì ra bây giờ nó coi cha nó chẳng ra cái quái gì. Nếu chồng nó không ăn thì có lẽ mình phải ngồi nhịn đói".
Ở chơi được ít ngày, thấy con gái không được vồn vã đằm thắm như xưa, ông bèn bỏ dự định cũ là ở chơi trong một tháng, đã vội vã từ giã chàng rể và con gái mà đi đến nhà người con gái thứ hai cách đấy non một ngày đường. Trong cuộc hành trình lần này, ông lẩm bẩm:
-"Chắc những đứa sau phải khác, chẳng lẽ đứa nào cũng như vậy cả sao. Vợ chồng ta còn trông cậy chúng nó rồi đây sẽ chia nhau về phụng dưỡng lúc bố mẹ tuổi già kia mà".
Nhưng khi đến, ông lại đâm ra thất vọng. Nhà chàng rể thứ hai tuy không giàu bằng chàng rể thứ nhất nhưng cũng có của ăn của để. Vợ nó thấy bố đến thăm cũng tiếp đãi gọi là cho tròn bổn phận rồi lại loay hoay vào công việc nhà chồng, chẳng chịu bớt chút thì giờ hàn huyên cho bõ những lúc cha con xa nhau. Lần lượt ông đi thăm đủ cả năm cô gái quý nhưng chẳng đứa nào là không bận bịu với công việc của mình, chẳng đứa nào quan tâm chăm sóc đến ông như lúc còn ở nhà. Sau cùng ông chép miệng:
- Vậy là con gái một khi bước về nhà chồng thì chẳng còn là con của mình nữa. Nó xem chồng trọng hơn bố mẹ.
Rồi đó ông quày quả ra về. Ông tính lại thời gian thăm con cả đi lẫn về không đầy hai tháng, so với chuyến đi của vợ lại còn ngắn hơn. Nỗi buồn phiền làm cho ông khó ở trong một vài tuần. Khi đã bớt, ông gọi vợ lại bàn rằng: - "Thế là đẻ được mấy đứa con gái, có cũng như không. Hy vọng dựa cậy vào chúng nó đỡ đần lúc tuổi già là không được nữa. Bây giờ bà nó ở nhà để tôi đi kiếm một đứa con nuôi đặng mai sau nó săn sóc chúng mình lúc mắt lòa chân chậm. Bà nó nghĩ sao?". Vợ phú hộ trả lời: - "Thôi ông ạ! Ông đừng có đi mất công nhọc xác. Con đẻ rứt ruột ra mà chúng nó không đoái không hoài thì con nuôi mà làm gì. Để tôi kiếm cho ông một người vợ lẽ. Không biết chừng nó đẻ cho chúng ta một đứa con trai có người nối dõi tông đường chẳng phải tốt hơn ư!". - "Trên đời này có kẻ tốt người xấu, không phải ai cũng như ai, bà đừng ngại. Nếu tôi đi tìm dăm bữa nửa tháng mà không xong thì trở về tính liệu sau cũng chưa muộn". - "Được rồi, ông cứ đi đi, cố tìm một đứa con ngoan phụng dưỡng, mọi việc ở nhà mặc tôi lo liệu".
Phú hộ bèn đóng bộ một ông già nghèo khó cất mình ra đi. Ông đi từ làng này đến làng khác, đến đâu ông cũng rao:
- Có ai mua cha thì ra mà mua. Mua ta về làm cha chỉ mất năm quan tiền thôi.
Mọi người nghe ông già rao như vậy ai cũng tưởng ông điên. Có người vui miệng nói: - "Mua lão già ấy để về nhà mà hầu ư, và để rồi đây lão ta trăm tuổi có được đồng nào còn phải lo tống táng ư. Thà là nuôi một người đầy tớ còn hơn". Tuy có nghe nhiều lời mỉa mai cười cợt, phú hộ vẫn không nản chí, vẫn đi hết xóm này tới ấp kia, miệng rao không ngớt.
Bấy giờ ở mật làng nọ có hai vợ chồng một nông phu nghèo. Nghe có người đi bán mình làm cha, chồng bảo vợ: - "Hai đứa mình mồ côi từ tấm bé chưa bao giờ được hưởng tình cha con, lại chưa có mụn con nào, thật là buồn. Thôi thì ta mua ông già này về thủ thỉ với nhau khuya sớm cho vui cửa vui nhà". Thấy vợ bằng lòng, anh chàng chạy ra đón ông già vào và nói:
- Ông định bán bao nhiêu tiền?
- Năm quan không bớt.
- Thú thật với ông, nhà tôi nghèo muốn mua nhưng không sẵn tiền. Vậy ông ngồi chơi để tôi bảo nhà tôi đi vay xem.
Phú hộ ngồi chờ hồi lâu, thấy chị vợ chạy đi một lát lại trở về, nhưng số tiền vay được chỉ có hai quan. Anh kia bèn nói:
- Hai ngày nữa mời ông trở lại, chúng tôi sẽ có đủ tiền.
Hai ngày sau phú hộ lại tới. Anh nông phu trao tiền cho ông, mời ông vào nhà, "cha cha, con con" rất thân tình. Đoạn anh bảo vợ đi chợ lo cơm nước. Phú hộ thấy đầu tóc người vợ hôm nọ còn dài, bây giờ đã biến đi đâu mất, bèn ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao đầu tóc của vợ con lại cắt cụt đi như vậy? Anh nông phu tần ngần hồi lâu rồi đáp:
- Chẳng giấu gì cha, nhà con nghèo không đủ tiền mua, mà nếu không mua thì cũng ít có dịp nào tốt hơn. Vì vậy, vợ con phải cắt tóc bán đi mới đủ số tiền năm quan đó.
Nghe nói, phú hộ vẫn làm thinh. Từ ngày có người cha nuôi, hai vợ chồng anh nông phu tỏ ra rất niềm nở và chịu khó chăm sóc hầu hạ không biết mệt. Phú hộ vẫn không cho biết quê quán gốc tích thật của mình, hàng ngày vẫn ăn no ngủ kỹ, đôi lúc lại kêu váng đầu mỏi lưng, bắt họ phải xoa bóp hoặc tìm thầy chạy thuốc. Mặc dầu vậy, hai vợ chồng vẫn cơm nước săn sóc không bê trễ. Cứ như vậy được vài tháng sau, nhà họ đã nghèo lại nghèo thêm. Họ phải cố gắng làm thêm để nuôi cha, có bữa phải nhịn đói để nhường cơm cho ông già. Tình hình như vậy kéo dài được nửa năm, nợ nần của họ chồng chất quá nhiều mà trong nhà thì gạo và tiền đã kiệt. Một hôm hai vợ chồng tỉnh dậy đã thấy người cha nuôi khăn gói chỉnh tề. Ông bảo họ: - Các con hãy đốt cái nhà này, rồi đi theo ta!
Vợ chồng đưa mắt nhìn nhau tưởng ông phát điên. Nhưng sau đó đã thấy phú hộ giục:
- Làm con thì phải vâng theo cha mẹ, chớ có sai lời. Cha đã bảo các con đi theo ta kiếm ăn, còn cái nhà này ọp ẹp chẳng đáng bao lăm, đừng tiếc nữa.
Vợ chồng không dám cãi, đành nhặt nhạnh một vài món đồ buộc thành một gói, rồi châm lửa đốt nhà. Đi theo ông già, họ thấy ông lần hồi xin ăn, tối lại vào nhà người xin ngủ nhờ. Họ vẫn vâng lời không chút phân vân. Ba người lần hồi đi xin ăn như thế được năm ngày. Sau cùng đến một nơi nhà ngói tường dắc, ông mới vui vẻ bảo họ:
- Các con, đây đã đến nhà ta rồi!
Vợ phú hộ bước ra cổng đón vào, ông tươi cười bảo vợ:
- Đây mới thật là con của chúng ta!
Bấy giờ vợ chồng anh nông phu mới biết cha mẹ nuôi mình là một nhà giàu có. Phú hộ bảo anh nông phu lấy theo họ mình và từ đó hai vợ chồng bước vào một cuộc đời sung sướng.
Ít lâu sau, phú hộ lâm bệnh nặng. Biết mình sắp gần đất xa trời, ông bèn làm tờ di chúc để phần lớn tài sản cho đứa con nuôi, đoạn ông gọi vợ đến trối:
- Sau khi tôi chết, bà nhớ đừng cho năm đứa con gái biết. Nếu chúng nó nghe ai mách mà về đây chưa biết chừng tôi sẽ "bứt néo" cho mà coi. Việc để tang thì đứa con trai cứ theo cổ tục cắt tóc đội mũ quấn rơm trên đầu để chứng tỏ mình chịu cực chịu khổ với cha mẹ thì thôi cũng được, nhưng đứa con dâu thì bà bảo nó khỏi cắt tóc, vì tôi chưa bao giờ quên cái việc nó đã phải bán mớ tóc dài của nó để mua cha, vậy nó chỉ cần đội khăn tang là đủ.
Nhưng sau khi khâm liệm cho chồng xong, bà phú hộ vì nặng lòng thương con nên cũng cho người lén báo tin cho năm đứa con gái biết.
Khi chúng về, bà đón ở cổng thuật lại lại trối của cha chúng cho nghe và bảo chúng đừng có vào nhà kẻo có sự chẳng lành. Năm người con gái tỏ lòng hối hận những việc đã rồi. Khi đưa linh cữu ra đồng, các con gái cố đòi đi đưa cho bằng được. Mẹ khuyên can con mãi không xong, cuối cùng đành phải xé cho chúng, ngoài khăn tang còn thêm mỗi đứa một vuông vải xô cho chúng che mặt lại để mong linh hồn bố chúng khỏi biết.
Từ đó, người ta bắt chước để tang theo cách gia đình này đã làm: con trai cắt tóc vành rơm, mũ mấn, dây lưng chuối như cổ tục, con dâu được miễn cắt tóc, chỉ đội khăn tang, lại miễn cả che mặt, còn con gái thì ngoài khăn tang còn có một mảnh vải con để che mặt.
Hết.

KHẢO DỊ
Việt-nam còn có truyện Của để bán, một dị bản của truyện trên:
Một phú hộ có con gái lấy chồng xa làng đã có cháu ngoại. Một hôm ông đến chơi nhà rể. Như đoạn đầu của truyện Ông già họ Lê, rể bảo con đi gọi ông về ăn cơm. Nhưng đứa bé chỉ gọi có ông nội nó, ông ngoại hỏi: - "Sao cháu không gọi cả hai ông?" - "Người ta bảo đi gọi ông nội". Cũng như truyện trên, giận con gái và rể, phú hộ trở về bảo vợ: - "Có con gái tức là không có gì cả, cậy mình ở nhà để tôi đi kiếm đứa con" - "Để tôi kiếm cho một người làm lẽ". Ông già không chịu. Ra đi, đến đâu ông cũng rao: - "Ai muốn mua ta làm cha không?". Ông giả điếc trước những lời cười cợt, vẫn đi và rao không mệt mỏi. Cuối cùng cũng có một cặp vợ chồng nghèo đón ông vào hỏi giá rồi chồng bảo vợ đi vay năm quan trao cho ông già. Được vợ chồng chăm sóc, và lũ con - vì cặp vợ chồng này có mấy người con - coi mình như ông nội, phú hộ ngày ngày ăn no ngủ kỹ.
Hai vợ chồng nuôi bố nuôi bị khánh kiệt. Bèn bán một đứa con. Khi nói cho ông biết, ông cũng mặc kệ; năm quan vẫn cất dưới gối không động đến. Lại đến lượt bán đứa con thứ hai, rồi chồng tự bán mình. Ông già vẫn tỏ ra không quan tâm. Sau hai năm hết ăn, một hôm phú hộ bảo dâu đưa mình đến nhà chồng đang bị cầm cố (ở đợ), nói với chủ: - "Xin phép ông cho con tôi về ít ngày có việc cần". Rồi ông bảo dâu và con chuẩn bị lên đường. Về lại dinh cơ của mình, phú hộ bảo vợ nhận lấy con dâu mới đưa về. Cuối cùng đưa tiền cho con và dâutrang trải nợ nần và chuộc mấy đứa cháu về. Từ đó họ sống với nhau vui vẻ sung sướng. Truyện không nói đến khăn tang như truyện trên.
Người Tày có truyện Ngọt miệng chua lòng tuy có khác với truyện của ta, nhưng theo chúng tôi, hai bản dường như có cùng một nguồn, vì chủ đề và hình tượng gần gũi:
Một ông già có hai con gái đã gả chồng, và một con trai đã chết, chỉ còn một con dâu trẻ tuổi và đứa cháu nội còn bé. Ông có một số vàng thoi bạc nên dành dụm trong "già đời người" từ lâu cất giấu định chia cho các con gái vì ông thấy cháu hãy còn măng sữa mà dâu thì dù sao cũng là người ngoài.
Một hôm, ông gói kín vàng bạc bỏ vào tay nải, trước tiên mang đến nhà cô con gái lớn. Đi đường rừng đến trưa mới tới vào lúc cả nhà đang ăn. Con gái hỏi: - "Bố đã ăn cơm chưa?" - "Bố ăn từ sáng". Tuy nghe nói vậy, cô gái vẫn không mời thêm. Sau do ông già lại mang tay nải đến nhà con gái thứ hai.
Thấy bố đến, cô này cũng hỏi: - "Bố đã ăn cơm chưa?" - "Bố ăn từ sáng". Cũng như người chị, cô này cũng không mời thêm. Thấy trên lò có bắc nồi chõ, người bố hỏi gợi ý: - "Chõ gì đấy?" - "Con hấp cái màn và áo quần để giết rệp". Biết con nói láo, ông già bảo: - "Có con trâu ăn ruộng mạ nhà ai ở đầu làng". - "Đúng ruộng mạ nhà con". Trong khi con gái chạy vội ra đồng, ông già thử mở vung nồi chõ thì thấy đầy một chõ xôi, bèn bốc ăn. Khi ông già trở về nhà mình, con dâu sắp đi thăm đồng, nhưng thấy bố chồng đã về, bèn nán ở lại để thổi cơm. Để thử con dâu, ông nói: - "Bố đã ăn rồi". Mặc dầu vậy, cô con dâu vẫn thổi cơm và khi cơm chín dọn ra, ông già nói: - "Cha đã bảo ăn rồi mà" - "Bố cứ ăn mười bữa cơm người không bằng một bữa cơm ta". Thấy con dâu tốt bụng, ông già liền cho dâu số vàng bạc. Đoạn ông bảo nó rằng mình giả vờ chết, hãy báo tin cho hai con gái biết. Được tin, hai cô con gái khóc từ ngoài cổng khóc vào. Cô lớn kể lể: - Sáng nay bố đến thăm con, con còn làm thịt chó cho bố ăn"... Cô hai: - "Sáng nay bố đến thăm con, con còn mổ gà mời bố". Giận quá, ông già liền nhổm dậy cầm gậy đuổi đánh chúng.

Xem thêm các truyện khác tại đây:
Truyện 167. Sự tích chiếc khăn tang
-----

Comments

BÀI ĐĂNG ĐƯỢC XEM NHIỀU

List of Vietnamese fairy tales

Vietnamese  fairy tales includes many stories as Tam and Cam; So Dua; Hundred – knot- bamboo tree... which were spread in folk. Each stories has  its own meaning. I think I can not translate exactly each word into english but I will try my best to convey its meaning to you. Hope you like them!

Thanh Giong

Once  upon a time, a woman was old but she had not given birth a child. One day, when she went to her field, she saw a stranger footsore on the ground. The big footsore made her surprise and said: “omg, this footsore is so big” the she put her foot into the footsore. More 9 months later, she gave birth to a little boy named Giong. The boy was extraordinary that he was over three years old but had not spoken. He only knew lying and smiling. vietnamesefairytales.blogspot.com That year, the enemies they were known An planed to attack the country of the boy. They were merciless. Wherever they had gone, houses were ruined, fields were fired, people were killed. The sight behind them is mess of corpse and blood and ashes.The King was worry he forced his servants to look for person who could fight against the enemies.  One day, a servent went to Giong’s village while the woman was holding the boy in her arms, she said sadly that: “Giong, I wonder that when you hav...

Bài 1.2: Phân biệt tân ngữ và bổ ngữ.

Hầu hết các bạn học tiếng anh đều đã từng nghe qua khái niệm tân ngữ và bổ ngữ nhưng không phải ai cũng làm rõ hai khái niệm này. Vì vậy mình có viết một bài hy vọng phần nào giúp ích cho các bạn trong việc phân biệt rõ đâu là bổ ngữ và đâu là tân ngữ. Việc này có thể có ích cho các bạn khi nghiên cứu các tài liệu học tiếng anh khác.

Bài 1.5: Cách sử dụng at, on, in cho thời gian, ngày, tháng, năm, mùa.

Chào các bạn! Bởi vì mình có hay dich truyện và một vài thứ linh tinh khác nên thường bắt gặp ngày, tháng năm. Thật ra khôngkhó để sử dụng đúng nhưng mỗi lần cần đến mình lại phải tra lại tra cứu. Điều đó rất mất thời gian nên hôm nay mình viết một bài liên quan đến at, on, in + thời gian để giúp bạn nào chưa biết và giúp chính mình nhớ được cách sử dụng của các giới từ at, on, in và dạng thời gian được theo sau giới từ đó.

The tale of watermelon

Once  upon a time, a young man whose name was Mai An  Tiem   was a slave. He was sold to a King named Hung   Vuong . Mai An   Tiem   was clever, he   learned   vietnamese   language very fast.   Futher , he knew so many stories, places and could do everything so good so he was liked by Hung   Vuong   very much that wherever Hung   Vuong   had come he also came with him. Three years later, he was Hung   Vuong   let to become a noble and was stayed in a building near the castle. Besides, Hung   Vuong   made his daughter become his wife.  Mai An   Tiem   now had wife, a five-year-old son, servants and assets. He seemed to lack nothing. Although he had never been arrogant people still were jealous with his his luck. vietnamesefairytales.blogspot.com One day, people who were participating in a party complimented as much as they could but he only said: “That because of ...

Thach Sanh and Ly Thong Chapter 1

Chap 1:  fight with huge snake  Once upon a time, a woodcutter and  his wife were over sixty years old but they had had not any children. Although they were sad, they still did good thing and hoped God would give them one child. At last, their kindness had come to King of heaven who requested his son to fly down and reincarnate to be the old couple’son. They had just enjoyed the happiness for a short time. Then, the old man died, before his son was born. Vietnamesefairytales.blogspot.com After that, the woman gave birth to a beautiful, strength boy. She named him Thach Sach. The poor boy grew up with no father then his mother also left after few years living with him. They only left him an ax and a pair of shorts. Day by day, he went to forest, cut tree, split them then took to market to get money. When he was thirteen, king of heaven forced his servants down to teach him magic and martial arts. Then they was back heaven, Thach Sanh continued living alone in...

Wishing pearl

De was a young boy. His parent was servants of a landlord. Every morning, De led landlord’s cattle to meadow and brought them back at nightfall. De used to be excited in playing with his fellows and when he was in his game he didn’t care anything. Many times the cattle he herded ate rice on field and the owners used to beat him pained but he still left cattle and joined in his fellows. One normal day, he and his fellows had a swimming competition. An award was given to the winner that he couldn’t refuse. Therefore, he participated in the competition and left his cattle on a wild hill. They swam and dived in water until noon and when they walked on ground, a cow had disappeared. The cow belonged to no one but his master. Children separated to find the cow but the cow seemed to vanish they couldn’t find it. Sun was going to down, children made their ways to home they left De staying at there. Day stayed at there alone crying. After that, he fell in sleep. Latter, he was woken up b...

So dua - Coconut boy

Once upon a time, there in a village had a couple who worked as servants for a landlord. Although they were over fifty years old, they had ever not had a child. They were sad about that, but they had never given up to dream about a child. One day, it's a very hot day, when the wife was working in the field and felt very thirsty. She seeked for water, but she didn't see any but a little water in a skull which was in a hole beside an ancient tree. She had no choice but to drink it. Right the moment she drank, the feeling of cold water running from her throat to her stomach made her felt very comfortable. As a magic, she was pregnant after that short time. Then, the husband died before he got the happiness looking his child be born. After nine months and ten days, the wife gave birth a son but he didn't look like any child on the world. He had no feet, no leg, and even no body. He just had a head with full of eyes, nose, ear, hair and mouth on it. He didn't ugly but was ...

Thach Sanh and Ly Thong Chapter 2

Chapte r 2: attack to the giant eagle One day, as Quynh Nga who was the King’s daughter was walking in the garden, a giant eagle flew down from the sky and brought her away. The eagle flew cross the hut where Thach Sanh now was living. Thach Sanh saw that eagle so he shot a arrow. The arrow stuck on the eagle’s left wing but it took the arrow out by its beak and continued flying. vietnamesefairytales.blogspot.com Thach Sanh followed blood dropped on the ground and found out a cave where the eagle lived. He ticked on the entrance of cave them he came back his hut.