Skip to main content

Truyện 162. Trọng nghĩa khinh tài

Ngày xưa ở Thanh-hóa có một người tên là Nguyễn Đình Phương. Nhà ông vườn cau ao cá, lại có chừng ba chục mẫu ruộng: trong nhà, vợ con, kẻ làm người lụng khá đông. Nhưng ông vốn là người hào hiệp. Khi có ai túng thiếu đến nhờ vả, ông sẵn lòng chu cấp, hay cho vay mượn, ít khi để họ phải về không.
Nguyễn Đình Phương có một người bạn cố tri tên là Trần Bính Cung làm nghề buôn gỗ. Bính Cung trước kia có của ăn của để. Trong nhà năm miệng ăn đều do một mình Bính Cung lo liệu. Nhưng từ dạo ông đi mấy chuyến bè thất bại, có bao nhiêu ruộng vườn đều cầm bán sạch. Tiếp đó Bính Cung bị một trận ốm nặng, trở nên nợ đìa. Quá hạn không trả được, chủ nợ cho bọn nặc nô đến đòi rất ráo riết. May mà có Nguyễn Đình Phương chạy tiền trả hộ, nếu không thì gia đình Bính Cung chẳng có cái mà ở. Sau đó, Bính Cung còn cho vợ con đến nhờ vả khi năm quan khi ba quan làm tiền thuốc men, Đình Phương vẫn vui lòng chu cấp. Thấy bạn quá tốt bụng vợ mình, vợ chồng Bính Cung vô cùng cảm kích.
Không ngờ bệnh của Trần Bính Cung mỗi ngày một nặng. Trước còn đi lại được, nhưng sau ốm hệt giường. Biết mình sắp chết, một hôm Bính Cung cho mời bạn tới. Khi thấy mặt Đình Phương, ông nói:
- Tôi mắc nợ của anh một số tiền đã đã lâu rồi mà chưa nói đến chuyện trả, thật là phụ tấm lòng tử tế của anh.
Đình Phương liền gạt đi:
- Anh đừng nói thế! "Tiền là gạch, ngãi là vàng". Tình nghĩa mới là cái đáng quý, còn tiền bạc nào có nghĩa lý gì. Anh đừng nhắc đến nữa.
- Không - Trần Bính Cung tiếp - Tôi sở dĩ mời anh đến đây là vì món nợ làm tôi không lúc nào nguôi. Bây giờ tôi tính thế này. Ngôi nhà này của tôi coi như gán vào món nợ, có văn khế viết sẵn ở đây. Nhưng trước mắt tôi: con thơ vợ dại, em yếu, mẹ già, tình cảnh đáng quan ngại. Một mai tôi mất đi, nếu gia đạo tôi có việc gì, dám xin anh tìm cách cứu vớt. Về sau, con tôi ăn lên, gia đình tôi cất đầu lên được, nó sẽ không bao giờ quên ơn.
- Sao anh lại nói thế. Mẹ của anh cũng như mẹ của tôi, con của anh cũng như con của tôi. Còn nhà của tôi cũng như nhà của anh. Dù có thế nào: tôi cũng xin gắng sức. Anh cứ thuốc men cho lành, còn món nợ hãy gác lại, đừng bận tâm gì vì nó cả.
Bính Cung không nghe lời, cứ ấn văn khế vào tay Đình Phương, lại gọi con mình ra bảo lạy sống Đình Phương, rồi nói:
- Bây giờ tôi chết mới nhắm mắt. Đa tạ bạn. Tôi sẽ xin kết cỏ ngậm vành kiếp sau.
Ngay sau khi Bính Cung tắt nghỉ. Nguyễn Đình Phương tỏ ra là người biết giữ lời hứa của mình. Ông bỏ tiền làm ma cho bạn chu tất. Ông sốt sắng giúp đỡ gia đình hạn: khi quan tiền, khi thúng thóc không biết sẻn. Cả nhà Bính Cung coi ông như cây cột trụ. Làng mạc xóm giềng đều khen ngợi không tiếc lời.
Nhưng dần dà người ta thấy lòng hào hiệp của Nguyễn Đình Phương không phải là vô hạn. Sự giúp đỡ theo thời gian cứ thưa dần. Càng về sau, việc vay mượn của gia đình Bính Cung trở nên khó khăn. Nhiều lúc người con Bính Cung phải đợi suốt buổi, mà cuối cùng vẫn phải vác rá về không. Đình Phương tuy có mặt ở nhà, nhưng người nhà vẫn đáp là "đi vắng". Thái độ chuyển từ sốt sắng ra lạt lẽo của Đình Phương làm cho mẹ con Bính Cung thất vọng, coi như một sự lừa gạt. Một hôm, sau những ngày thiếu ăn, mấy lần đến vay không được, người vợ Bính Cung đón đường cố tìm gặp Đình Phương để hỏi cho ra lẽ. Khi gặp mặt, người đàn bà vật nài:
- Mẹ con bà cháu chúng em đói no là nhà ở một tay bác. Mong bác rón tay giúp đỡ cho qua hội này.
Đình Phương vội vàng từ chối:
- Gia đình chúng tôi dạo này cũng túng bấn tợn. Chị có thể chạy hỏi các nơi khác xem thử.
- Mẹ con chúng em chịu ơn bác rất nhiều, không bao giờ quên được. Biết đi lại mãi cũng làm phiền bác, nhưng tin vào lời hứa của bác với nhà em lúc sắp mất nên một hai cậy dựa vào bác. Chẳng lẽ tình nghĩa ngắn ngủi có thế thôi ư?
Vợ Bính Cung không ngờ tới câu trả lời chát chúa của Đình Phương.
- Chị dạy thế là lầm. Tôi cũng có vợ có con của tôi chứ. Có đâu cứ phải tư cấp cho gia đình chị mãi được. Không khéo tôi phải bán ngôi nhà bên nhà chị để trang trải vài món nợ đây!
Nghe lời nói như một gáo nước lã giội vào lưng, người vợ Bính Cung đành gạt nước mắt ra về, không quên kể lại sự tình cho mọi người trong nhà nghe. Cả nhà ngồi lại khóc rấm rứt. Bỗng có một ông lão lối xóm chạy đến hỏi vì sao mà khóc. Người vợ Bính Cung kể lại đầu đuôi từ lúc tình bạn đậm đà, cho đến những câu trả lời tuyệt tình vừa rồi của Đình Phương, rồi nói:
- Cụ tính, bác ấy là ân nhân của chúng tôi mà thay lòng đổi dạ chóng thế, thì cả nhà còn biết làm sao mà sống bây giờ!
Nói xong lại khóc nức nở. Ông lão đáp:
- Thắm lắm thì phai nhiều, âu đó là thường tình của người đời. Thôi bây giờ mẹ con bà cháu nhà mợ hãy cố gắng tìm lấy một nghề mà nuôi nhau.
- Cụ tính, trong nhà một đồng một chữ cũng không có. Ngôi nhà này là của họ, họ còn dọa bán, nay mai biết trú ngụ vào đâu. Thế thì cụ bảo làm nghề gì?
- Mợ cả và cô có biết dệt sồi chăng?
- Nuôi tằm dệt lụa cũng có thể học mà làm được cả, nhưng vốn liếng ở đâu lấy gì mua khung cửi, lấy gì làm lương ăn cho cả nhà cho đến lúc có sồi đem đi chợ?
- Tôi thì chả phải giàu có gì, nhà mợ cũng biết. Nhưng thấy tình cảnh nhà mợ cũng đáng thương. Bây giờ tôi bàn thế này. Cứ phải luôn luôn nhờ vả người ta mãi quả là không tiện. Trong tay cần phải nắm chắc lấy một nghề, có biết chèo lái thì mới hòng đưa con thuyền qua được sóng cả. Nhà tôi vốn làm nghề dệt đã ba đời nay. Nếu mợ quyết chí thì tôi sẽ xin truyền cái nghề của chúng tôi cho mợ. Còn vốn liếng khởi sự, tôi sẽ xin cố giúp, sau này đợi lúc khá giả sẽ hoàn lại cũng được.
Ông lão nói rồi bắt tay vào làm ngay. Người vợ Bính Cung không ngờ một ông lão dệt sồi ở xóm lại tỏ ra hào hiệp có phần vượt xa Nguyễn Đình Phương. Ông xuất tiền một lúc mua ngay khung cửi và một đồ lề khác để cho hai người đàn bà học dệt. Lại bỏ vốn cân tơ. Ông lão còn mất khá nhiều thì giờ để bày vẽ cho họ mọi bí mật của nghề nghiệp. Chẳng mấy chốc họ đã có sồi đem ra chợ bán. Càng ngày nghề của họ càng tinh. Mẹ con bà cháu tằn tiện cũng đủ bát ăn và bắt đầu cho đứa bé đi học. Không bao lâu, gia đình đã dành dụm được tiền đem đi chuộc nhà và số ruộng vườn về. Từ khi chuộc được nhà, họ lơ hẳn Nguyễn Đình Phương coi như người xa lạ, trái lại ân cần coi ông lão là một vị ân nhân.
Thấm thoắt bảy tám năm trôi qua, người con gái Bính Cung đã có người dạm hỏi. Hôm cưới, trong nhà rộn rịp giết lợn bày cỗ rất linh đình mà theo ý người vợ Bính Cung là để cho bõ những ngày gian truân vừa qua.
Nhưng giữa tiệc cưới vui vẻ, khách khứa tấp nập, người vợ Bính Cung nhác thấy Nguyễn Đình Phương - người mà bà đã có chủ định không mời - cũng khăn áo đến dự. Vợ Bính Cung tiến ra đón ở cửa, chua chát:
- Bác hôm nay cũng đến đây ư? Chao ôi! Tôi cứ tưởng bác phải quên chúng tôi lâu rồi. Chắc bác nghĩ rằng gia đình chúng tôi phải chết giấm chết giúi từ đời thuở nào, còn đâu được bác chiếu cố đến thăm nhà hôm nay nữa...
Vợ Bính Cung còn định tìm những câu đau hơn nữa để nói cho Đình Phương biết mặt, nhưng lúc bấy giờ ông lão ân nhân đã bước ra, rỉ vào tai:
- Mợ cả, mợ đừng vội nóng, để tôi nói mợ nghe. Tất cả vốn liếng mà tôi giúp mợ, cả công lao bày vẽ của tôi nữa đều là tiền bạc của ông Phương đây cả. Tôi chỉ là người trao hộ, làm hộ mà không nói ra cho mợ biết đó thôi!
Hết.
KHẢO DỊ
Truyện này về chủ đề có phần giống với truyện Lưu Bình - Dương Lễ đã được dân gian đặt thành chèo.
Lưu Bình và Dương Lễ là dôi bạn thân. Dương Lễ đỗ cao làm quan, trong khi đó Lưu Bình thi hỏng, cửa nhà sa sút. Lưu Bình tìm đến nhà nhờ vả bạn, nhưng Dương Lễ tỏ vẻ lạnh nhạt không tiếp.
Khi Lưu Bình giận bỏ ra về thì Dương Lễ kín đáo sai Châu Long, người vợ thứ ba, mang vàng đi nuôi bạn, dặn khi nào bạn học thành tài hãy trở về. Gặp Lưu Bình, Châu Long giả bộ đính ước, nhưng lại ngăn buồng làm đôi, hẹn chỉ đến lúc thi đỗ mới được vào. Lưu Bình nhờ phẫn chí nên học tấn tới, sau đỗ cao. Lúc vinh quy trở về thì không thấy Châu Long đâu nữa. Cho tới khi đến chơi nhà Dương Lễ, bạn cho Châu Long mang trầu ra chào. Lưu Bình mới vỡ lẽ ra là bạn đã chí tình với mình. Từ đó tình bạn lại thắm thiết như xưa.
Khoảng cuối thế kỷ XVIII Đoàn Thị Điểm có viết một truyện nhan đề là Tùng bách thuyết thoại có nội dung giống hệt truyện Lưu Bình - Dương Lễ:
Thấy Hà sinh có văn tài mà bỏ học đi làm ruộng, Nguyễn sinh sau khi kết bạn, bèn khuyên bạn đi học. Nghe lời, Hà sinh sau ba năm học tập đỗ thi Hương và thi Hội. Trái lại, Nguyễn sinh cậy tài thi hỏng. Khi Nguyễn sinh mang lễ vật đến mừng bạn thì Hà sinh tỏ vẻ lạnh nhạt không tiếp, nhưng cũng như Dương Lễ, chàng bí mật sai một người thiếp đi giúp bạn. Được sống gần người đẹp và được nàng hứa hẹn sẽ cùng kết duyên sau khi thi đỗ, Nguyễn sinh nỗ lực học tập và cuối cùng đỗ hoàng giáp. Đỗ rồi, chàng đến nhà bạn với một vẻ kiêu ngạo, và trong câu chuyện với bạn có nói đến một nàng tiên giúp mình. Nhưng khi Hà sinh cho gọi người thiếp bưng trầu ra mời, chàng mới biết sự thật.

Xem thêm các truyện khác tại đây:
-----


Comments

BÀI ĐĂNG ĐƯỢC XEM NHIỀU

List of Vietnamese fairy tales

Vietnamese  fairy tales includes many stories as Tam and Cam; So Dua; Hundred – knot- bamboo tree... which were spread in folk. Each stories has  its own meaning. I think I can not translate exactly each word into english but I will try my best to convey its meaning to you. Hope you like them!

The Tale of the Hundred - knot Bamboo tree

Once upon a time, there had a boy who was poor, had no field. Therefore, he found the way to work for a landlord. He was healthy, worked hard and great in working so the landlord wanted him to work for him long time without any pay. One day, he called the boy to come. "You are honest and healthy. If you agree to work for me in three years without pay, I will let you marry with my only daughter after that." The boy agreed. He believed completely. He worked very hard, help the landlord turn richer that he could build more houses, buy more fields and cattles. Then, time passed. Three years nearly crossed, the boy always remembered his master's promise while his master, the landlord didn't want to do his promise. He in secret had found another boy for his daughter, a son of another landlord in that area. Therefore, what he need was a reason to refuse the boy. One day, he called the boy to come. "You have worked very hard for three years, waken early, slept late....

Bài 14: Danh từ đếm được số ít và số nhiều và quy tắc thêm chuyển từ danh từ đếm được số ít sang số nhiều.

      Như chúng ta đã biết danh từ thường phân thành nhiều loại nhưng về mặt ngữ pháp bạn chỉ cần biết danh từ gồm hai loại: danh từ đếm được và danh từ không đếm được. Về cơ bản mình sẽ nói qua một chút về danh từ đếm được và danh từ không đếm được vì bài này chủ yếu xoay quanh danh từ đếm được. Về bản chất danh từ đếm được là những từ bạn có thể kiểm soát nó bằng mặt số lượng tức là bạn có thể đếm 1, 2, 3 cái gì đó và nó có sự phân biệt giữa số ít (một) và số nhiều (hơn một) của loại từ này trong ngữ pháp của câu. Ví dụ: I have  bananas và  I have  a banana  có sự khác biệt rõ ràng, bạn có nhận thất mạo từ  “a”  ở trước banana không? Thêm nữa Bananas  are  yellow và a banana  is  yellow bạn có nhận thấy động từ đi kèm có sự khác biệt không; danh từ số nhiều sẽ tương đương vói ư chỉ ngữ they và danh từ số ít sẽ tương đương vói it. Cơ bản là thế. Còn về danh không đếm được thì bạn phải cân, đo, đong như những...

Thuong Luong

Thuong Luong was common name of creatures which are in people’s imagines. They are distant relatives of dragons. While dragons are worshiped as gods, the gods ruled rivers and sea and the gods can make rains, Thuong Luong is not respected as dragons that the creatures are too amorous, combative, wild, and have bad behaviors. All most of them like to harm people.

Thanh Giong

Once  upon a time, a woman was old but she had not given birth a child. One day, when she went to her field, she saw a stranger footsore on the ground. The big footsore made her surprise and said: “omg, this footsore is so big” the she put her foot into the footsore. More 9 months later, she gave birth to a little boy named Giong. The boy was extraordinary that he was over three years old but had not spoken. He only knew lying and smiling. vietnamesefairytales.blogspot.com That year, the enemies they were known An planed to attack the country of the boy. They were merciless. Wherever they had gone, houses were ruined, fields were fired, people were killed. The sight behind them is mess of corpse and blood and ashes.The King was worry he forced his servants to look for person who could fight against the enemies.  One day, a servent went to Giong’s village while the woman was holding the boy in her arms, she said sadly that: “Giong, I wonder that when you hav...

Thach Sanh and Ly Thong Chapter 1

Chap 1:  fight with huge snake  Once upon a time, a woodcutter and  his wife were over sixty years old but they had had not any children. Although they were sad, they still did good thing and hoped God would give them one child. At last, their kindness had come to King of heaven who requested his son to fly down and reincarnate to be the old couple’son. They had just enjoyed the happiness for a short time. Then, the old man died, before his son was born. Vietnamesefairytales.blogspot.com After that, the woman gave birth to a beautiful, strength boy. She named him Thach Sach. The poor boy grew up with no father then his mother also left after few years living with him. They only left him an ax and a pair of shorts. Day by day, he went to forest, cut tree, split them then took to market to get money. When he was thirteen, king of heaven forced his servants down to teach him magic and martial arts. Then they was back heaven, Thach Sanh continued living alone in...

Wishing pearl

De was a young boy. His parent was servants of a landlord. Every morning, De led landlord’s cattle to meadow and brought them back at nightfall. De used to be excited in playing with his fellows and when he was in his game he didn’t care anything. Many times the cattle he herded ate rice on field and the owners used to beat him pained but he still left cattle and joined in his fellows. One normal day, he and his fellows had a swimming competition. An award was given to the winner that he couldn’t refuse. Therefore, he participated in the competition and left his cattle on a wild hill. They swam and dived in water until noon and when they walked on ground, a cow had disappeared. The cow belonged to no one but his master. Children separated to find the cow but the cow seemed to vanish they couldn’t find it. Sun was going to down, children made their ways to home they left De staying at there. Day stayed at there alone crying. After that, he fell in sleep. Latter, he was woken up b...

So dua - Coconut boy

Once upon a time, there in a village had a couple who worked as servants for a landlord. Although they were over fifty years old, they had ever not had a child. They were sad about that, but they had never given up to dream about a child. One day, it's a very hot day, when the wife was working in the field and felt very thirsty. She seeked for water, but she didn't see any but a little water in a skull which was in a hole beside an ancient tree. She had no choice but to drink it. Right the moment she drank, the feeling of cold water running from her throat to her stomach made her felt very comfortable. As a magic, she was pregnant after that short time. Then, the husband died before he got the happiness looking his child be born. After nine months and ten days, the wife gave birth a son but he didn't look like any child on the world. He had no feet, no leg, and even no body. He just had a head with full of eyes, nose, ear, hair and mouth on it. He didn't ugly but was ...

Bài 1.5: Cách sử dụng at, on, in cho thời gian, ngày, tháng, năm, mùa.

Chào các bạn! Bởi vì mình có hay dich truyện và một vài thứ linh tinh khác nên thường bắt gặp ngày, tháng năm. Thật ra khôngkhó để sử dụng đúng nhưng mỗi lần cần đến mình lại phải tra lại tra cứu. Điều đó rất mất thời gian nên hôm nay mình viết một bài liên quan đến at, on, in + thời gian để giúp bạn nào chưa biết và giúp chính mình nhớ được cách sử dụng của các giới từ at, on, in và dạng thời gian được theo sau giới từ đó.