Skip to main content

Truyện 70. Con thỏ và con hổ

Hổ bị thỏ chơi một mẻ mất mặt, thề từ nay không đội trời chung với thỏ. Một hôm, hổ đi chơi gặp thỏ đang trèo cây ăn mật ong. Hổ đứng đón dưới gốc, trừng mắt bảo thỏ: - Mày đừng có hòng chạy nữa nhé! Tao tìm mày lâu lắm rồi. Muốn tốt xuống đây nộp mạng!
Thỏ bèn làm kế hoãn binh: - Ông làm ơn cho tôi đánh một hồi trống rồi tôi xin xuống để ông bắt tội.
- Được, hổ trả lời.
Thỏ giơ tay giả làm điệu bộ đánh trống liên hồi vào tổ ong. Bấy giờ tiếng ong bay vù vù, văng vẳng có âm thanh phát ra làm cho hổ nghe tưởng là trống thật. Thích quá, hổ bảo thỏ:
- Mày cho tao đánh với!
- Ông đánh cũng được thôi - thỏ đáp - nhưng có điều, ông mà đánh thì tôi sẽ điếc tai long óc mất. Vậy ông làm ơn để tôi đi thật xa đây đã, bao giờ không nghe tiếng hú của tôi nữa thì hãy đánh.
Thế là hổ ta quên mất việc trị tội thỏ, để cho thỏ nhảy xuống chạy trốn mất. Khi không còn nghe tiếng hú, hổ mới trèo lên cây, đánh mạnh vào tổ ong. Tổ ong vỡ ra, cả bầy ong xông tới đốt cho hổ tối mày tối mặt. Hổ kinh hoàng sẩy chân rơi xuống đất đau điếng cả người. Nhưng ong vẫn không tha, hổ chạy đến đâu chúng đuổi theo đến đó, đốt cho mặt sưng húp mới chịu thôi. Hổ biết là mắc mưu thỏ, giận bầm gan tím ruột. Hôm khác hổ tình cờ gặp lại thỏ đang đứng bên bụi tre. Hổ chặn đường hét:- Mày làm ông khốn nạn bao nhiêu phen rồi? Thôi, đứng đó cho ông trị tội. Thỏ nghĩ ra được một kế khác, nói: - Ông hãy cho tôi gẩy một khúc đàn cha ông nghe đã rồi tôi sẽ để ông bắt tội. Tôi không dám trốn đâu mà ông lo.
Hổ bằng lòng. Thỏ liền nhảy lên bụi tre giả làm như cách gảy đàn. Kỳ thực, lúc nào gió thổi hai cây tre sắp cọ vào nhau thì nó rút chân ra, lúc hai cây tre rời nhau thì nó đút chân vào.
Tiếng tre cót két làm vui tai hổ, cho nên hổ lại bảo thỏ: - Mày để cho tao gảy một lúc chơi.
Thỏ nói:- Ông cứ gảy tùy thích, những chơi cho khéo kẻo hỏng mất đàn của tôi đi!
- Mày dạy tao cách gảy thế nào đã.
- Tay ông to quá đánh hỏng đàn mất. Vậy ông hãy cứ đánh bằng đuôi thì tốt hơn. Đây này! Cứ lúc nào hai cây tre rời nhau thì ông cho đuôi vào giữa, thế là nó bật thành tiếng nghe rất thú. Nhưng ông hãy chờ cho tôi đi xa đây đã. 
Nói rồi, thỏ nhảy xuống, ba chân bốn cẳng chạy mất. Còn hổ làm đúng như lời của thỏ, bị tre nghiến đứt mất một khúc đuôi. Hổ đau đớn không thể nói hết, gầm rống vang trời, trông bộ dạng rất thiểu não. Hắn quyết bắt cho được thỏ xé xác ra mới hả dạ.
Bẵng đi một ít lâu, hổ lại gặp thỏ. Nhưng lần này đang lúc thỏ vô ý sa xuống một cái hố sâu không làm sao lên được. Thấy mặt hổ, thỏ vội gọi: - Trời ơi! Ông còn chưa biết ư? Mau lên không thì nguy khốn đến nơi rồi! Hổ nghe nói thế, cuống lên hỏi lại thỏ: - Thế nào? Nói mau.
- Ông ơi - thỏ đáp - ông có thấy gió thổi ào ào, cây cối rung chuyển đó không, đó là dấu hiệu trời sắp sập rồi, chỉ còn một cách nhảy xuống đây mới có thể thoát được mà thôi!
- Thật thế à? Cho tao xuống với nhé!
- Ông xuống ngay đi! Ở lại trên đó là chết bẹp xác.
Thế là hổ không suy nghĩ gì nữa nhảy ngay xuống hố sâu, trong lòng lo ngay ngáy không còn nghĩ gì đến chuyện trị tội thỏ nữa. Thấy thế, thỏ tìm cách chọc hổ chơi. Bèn dùng tay cù vào nách hổ. Hổ không chịu được lối đùa nghịch của thỏ, mắng: - Yên. Mày nghịch như quỷ ấy! Nếu còn như thế nữa tao sẽ không đánh mày mà quẳng mày lên trên kia, cho trời sập đè bẹp xác.
Thỏ chỉ yên lặng được một chốc rồi lại lẻn tới cù hổ. Tức mình, hổ nắm lấy hai chân thỏ vứt lên miệng hố. Thỏ đắc mưu, chạy một mạch vào làng báo cho mấy ông thợ săn biết. Lập tức họ vác cung tên giáo mác đến hố giết chết hổ, quảy về xả thịt.
Hêts

KHẢO DỊ
Truyện Mưu con thỏ của người Cham-pa gần với truyện của ta. Nó kết hợp 3 truyện. Con thỏ, con gà, con hổ; Con thỏ và con hổ và truyện To đầu mà dại nhỏ dái mà khôn.
Thỏ cùng cắt tranh để lợp nhà với các con vật khác, nhưng không phải chỉ có gà, hổ, mà còn có thêm voi và rái cá. Chúng nó cắt phiên lần lượt nấu cơm.
Lần đầu là hổ. Hổ đi một chốc bắt hươu, nai, cầy cáo mang về, thứ nấu thứ quay, rồi gọi cả bọn về chén. Họ đều khen ngon và ca ngợi hổ. Qua ngày sau đến lượt rái cá. Rái cá xuống nước bắt những loại cá ngon, thứ nướng, thứ kho, thứ làm mắm, rồi gọi cả bọn về ăn. Họ đều khen ngợi rái cá. Qua ngày sau nữa đến lượt gà rồi lại đến lượt thỏ đều giống truyện của ta. Gà đẻ trứng cũng được cả bọn khen ngợi. Thỏ không biết làm thế nào cũng bắt chước gà són cứt vào nồi, gia mắm muối vào quấy lên, nói dối là canh cá ha-kan, cá tan ra trong nước. Rồi thỏ làm bộ đau đầu, lên nằm không ăn. Cả bọn lúc đầu khen ngon, nhưng thỏ chốc chốc lại ngáp và kêu lên mấy tiếng: "Hay ê ta-put.. hơ-vút ê ta-pay". Cả bọn mới biết ăn phải cứt thỏ, nhưng ở đây không có cơn giận của hổ cũng như các con vật khác, vì cả bọn đang chuẩn bị chở tranh về.
Ăn xong chúng hội nhau lại chia việc: voi thì làm xe, hổ và rái cá làm "bò", gà dẫn đường, còn thỏ thì kêu đau, được đẩy xe. Sắp tranh lên lưng voi rồi, chúng lấy dây chằng lại, buộc dây vào cổ voi, một đầu buộc vào cổ hổ và rái cá. Đi được nửa đường, thỏ làm bộ lên cơn sốt xin phép trèo lên xe. Rồi nó xin mồi lửa của gà để sưởi vì "cơn rét không thể chịu được". Kết quả là tranh cháy dữ dội trên lưng voi; thỏ còn xui hổ và rái cá kéo voi ra trước gió. Cuối cùng rái cá kéo được xuống nước: lửa tắt nhưng voi cũng chết.
Thỏ bỏ trốn đi chỗ khác nhưng lại bị trăn quấn ngồi im một nơi trong bụi. Hổ bắt gặp, hỏi thỏ: - "Mày làm gì đó?" - "Tôi thắt dây lưng hoa của ông bà để lại" thỏ đáp. Hổ không biết có trăn, liền mượn dây lưng để thắt. Thỏ ban đầu làm bộ không cho nhưng sau bảo hổ kiếm cho một cái gai để gỡ nút thắt rồi sẽ cho mượn. Được gai, thỏ chích vào mũi trăn, trăn đau, giật nảy mình, thỏ thừa cơ chạy mất, nhưng trăn cũng kịp thời quấn lấy hổ. Thỏ gọi người đến bắt. Thấy người đến, hổ sợ, cắn đứt đuôi trăn rồi bỏ chạy.
Lần thứ hai, thứ ba, và thứ tư cũng như truyện của ta, hổ đều bị thỏ chơi cho những vố cay chua như "đánh trống", kỳ thực lừa hổ đánh vào tổ ong vò vẽ để ong đốt; "gảy đàn sa-ra-nai", kỳ thực lừa hổ tặc lưỡi vào giữa hai cành cây sắp cọ vào nhau; và nhảy xuống giếng khô, v.v...
Sau khi bị hổ ném lên khỏi miệng giếng, thỏ đi gọi người ra bắt hổ. Lúc ấy có đám ăn mừng, người ta nghe nói kéo nhau đi xem. Thừa dịp ấy thỏ ăn hết bánh, ăn xong sắp bát đĩa lại một đống rồi trùm chiếu lên. Lại lấy khăn đỏ quấn đầu rồi đánh trống inh ỏi. Trong khi đó ở dưới hố, thấy bóng người, hổ chạy vụt lên được khỏi miệng giếng. Mọi người trở về thấy mất bánh. Nhìn thấy một đống lù lù dưới chiếu, họ tưởng là thỏ bèn lấy gậy đánh, làm vỡ hết bát đĩa. Thấy thỏ trên nóc nhà họ rủ nhau vây bắt. Thỏ nhảy từ nóc này sang nóc khác. Họ lấy mồi lửa ném thỏ, thỏ tránh được nhưng nhà cháy.
Thỏ giả chết nằm giữa đường, một người đàn bà đi chợ về đội một rổ bánh, chuối, đường, v.v... để về làm đám. Tưởng là con thỏ bị đánh chết, bà ta nhặt bỏ vào rổ, nhưng về đến nhà thì thỏ đã nhảy xuống trốn đi sau khi chén hết bánh trái trên rổ.
Thỏ lại gặp một con voi đang khóc. Từ đây trở xuống giống với truyện To đầu mà dại... của ta. Cũng vậy, voi thi với hổ bị thua phải nộp mình cho hổ chén thịt, nhưng ở đây không phải thi nhảy qua khe mà là thi hét làm sao cho chim chóc thú vật phải sợ. Thỏ cũng bảo voi làm đúng như lời mình dặn, đặc biệt là têm sẵn cho mấy miếng trầu. Với nước quết trầu, thỏ làm cho hổ tưởng là thỏ đánh voi chảy máu nên bỏ chạy. Rồi hổ không gặp khỉ mà gặp rùa. Rùa cũng buộc dây vào mình nối với chân hổ và đưa hổ trở lại. Bị thỏ dọa, hổ cũng bỏ chạy kéo cả rùa đi khắp nơi làm cho rùa chảy máu mồm.
Một truyện của người Ca-tu Thỏ rơ-pai có những chi tiết khác:
Đi-đít đóng thuyền, thỏ làm bộ khôn tới bày vẽ, cuối cùng thuyền hỏng, bị Đi- đít giận ném vào đống ván bằng cây i-dơ đầy nhựa, thỏ bị dính chặt. Đang lúc không biết làm thế nào, thấy voi, thỏ nói: - "Không biết sức chú có kéo co được với anh một keo không?". Bị khích, voi thò vòi cuốn tung thỏ lên. Thế là thỏ thoát nhưng lại rơi xuống một cái hố sâu. Gặp hổ, thỏ gọi: - "Mau xuống đây kẻo giặc sắp tới giết thịt". Hổ nhảy xuống. Cũng như truyện của ta, thỏ cầm que chọc vào tai, vào mũi, rồi vào đít hổ để hổ tức, hy vọng hổ ném mình lên khỏi hố. Nhưng hổ vẫn không giận thỏ. Sau cùng thỏ bảo hổ há miệng cho mình nhổ nước bọt sẽ được bữa chén. Nhưng khi hổ há miệng thì thỏ ỉa vào một bãi. Giận quá, hổ quẳng thỏ lên. Thỏ thoát được và gọi dân làng ra bắt hổ. Bắt được hổ, dân làng đem rượu thịt mời thỏ ăn. Nhưng khi cả làng say rượu, thỏ cởi trói, cho hổ ăn no, rồi cả hai bỏ chạy.
Thỏ sai hổ đi tìm lửa về phía mặt trời mọc. Vắng hổ, thỏ ở nhà chén hết thịt rồi lấy đu đủ, bắp chuối nấu một nồi, khi hổ về cho hổ ăn bảo đấy là thịt.
Ở đây cũng có tình tiết thỏ chỉ cho hổ tổ ong vò vẽ nói là chiêng, hổ lên đánh bị ong cắn ngã xuống đất. Lại lần khác, chỉ cho hổ hai cây tre cọ nhau bảo là kèn hổ ghé lưỡi vào bị cây kẹp, hổ lăn ra chết. Thỏ tìm đến dê rừng nói dối là có con nai chửi nó, lại đến nhà nai nói là dê rừng chửi, làm cho hai con giận nhau, vì vậy húc nhau chết cả đôi.
Thỏ bị mùi chuối trong một cái bẫy rất thơm quyến rũ, bèn xin bẫy một quả. Bẫy trả lời: - "Ta chỉ biết trương lên sập xuống thôi!". Mấy lần xin không được, thỏ cáu tiết đạp bẫy một đạp, bị bẫy chụp lấy người, không rút ra được.


BÀI ĐĂNG ĐƯỢC XEM NHIỀU

List of Vietnamese fairy tales

Vietnamese  fairy tales includes many stories as Tam and Cam; So Dua; Hundred – knot- bamboo tree... which were spread in folk. Each stories has  its own meaning. I think I can not translate exactly each word into english but I will try my best to convey its meaning to you. Hope you like them!

Wishing pearl

De was a young boy. His parent was servants of a landlord. Every morning, De led landlord’s cattle to meadow and brought them back at nightfall. De used to be excited in playing with his fellows and when he was in his game he didn’t care anything. Many times the cattle he herded ate rice on field and the owners used to beat him pained but he still left cattle and joined in his fellows. One normal day, he and his fellows had a swimming competition. An award was given to the winner that he couldn’t refuse. Therefore, he participated in the competition and left his cattle on a wild hill. They swam and dived in water until noon and when they walked on ground, a cow had disappeared. The cow belonged to no one but his master. Children separated to find the cow but the cow seemed to vanish they couldn’t find it. Sun was going to down, children made their ways to home they left De staying at there. Day stayed at there alone crying. After that, he fell in sleep. Latter, he was woken up b

Bài 1.2: Phân biệt tân ngữ và bổ ngữ.

Hầu hết các bạn học tiếng anh đều đã từng nghe qua khái niệm tân ngữ và bổ ngữ nhưng không phải ai cũng làm rõ hai khái niệm này. Vì vậy mình có viết một bài hy vọng phần nào giúp ích cho các bạn trong việc phân biệt rõ đâu là bổ ngữ và đâu là tân ngữ. Việc này có thể có ích cho các bạn khi nghiên cứu các tài liệu học tiếng anh khác.

Thanh Giong

Once  upon a time, a woman was old but she had not given birth a child. One day, when she went to her field, she saw a stranger footsore on the ground. The big footsore made her surprise and said: “omg, this footsore is so big” the she put her foot into the footsore. More 9 months later, she gave birth to a little boy named Giong. The boy was extraordinary that he was over three years old but had not spoken. He only knew lying and smiling. vietnamesefairytales.blogspot.com That year, the enemies they were known An planed to attack the country of the boy. They were merciless. Wherever they had gone, houses were ruined, fields were fired, people were killed. The sight behind them is mess of corpse and blood and ashes.The King was worry he forced his servants to look for person who could fight against the enemies.  One day, a servent went to Giong’s village while the woman was holding the boy in her arms, she said sadly that: “Giong, I wonder that when you have grown up to fight

Thach Sanh and Ly Thong Chapter 1

Chap 1:  fight with huge snake  Once upon a time, a woodcutter and  his wife were over sixty years old but they had had not any children. Although they were sad, they still did good thing and hoped God would give them one child. At last, their kindness had come to King of heaven who requested his son to fly down and reincarnate to be the old couple’son. They had just enjoyed the happiness for a short time. Then, the old man died, before his son was born. Vietnamesefairytales.blogspot.com After that, the woman gave birth to a beautiful, strength boy. She named him Thach Sach. The poor boy grew up with no father then his mother also left after few years living with him. They only left him an ax and a pair of shorts. Day by day, he went to forest, cut tree, split them then took to market to get money. When he was thirteen, king of heaven forced his servants down to teach him magic and martial arts. Then they was back heaven, Thach Sanh continued living alone in the hut his p

So dua - Coconut boy

Once upon a time, there in a village had a couple who worked as servants for a landlord. Although they were over fifty years old, they had ever not had a child. They were sad about that, but they had never given up to dream about a child. One day, it's a very hot day, when the wife was working in the field and felt very thirsty. She seeked for water, but she didn't see any but a little water in a skull which was in a hole beside an ancient tree. She had no choice but to drink it. Right the moment she drank, the feeling of cold water running from her throat to her stomach made her felt very comfortable. As a magic, she was pregnant after that short time. Then, the husband died before he got the happiness looking his child be born. After nine months and ten days, the wife gave birth a son but he didn't look like any child on the world. He had no feet, no leg, and even no body. He just had a head with full of eyes, nose, ear, hair and mouth on it. He didn't ugly but was

Tu Thuc and wonderland

A  boy, named Tu Thuc, lived in Tran dynasty. He was offspring of a mandarin and was taught carefully. When he was 20 years old, he got passed all contests the king organized. So, he was appointed to be district mandarin. Not like other mandarins he liked freedom, hated rules. He also didn’t like to swarm others. He liked to drink, do poetry and go sightseeing. A large temple stood in the area he managed. Peonies were grown in temple’s garden and they bloomed in every January that was also the time the temple had a Buddhist festival. Many people from anywhere gathered at there as the festival started. Tu Thuc had heard about the festival and wanted to go to there one time. He put on normal clothes that helped him not to be realized by others. He went alone to the temple. That time, Buddhism was national religion of the country so monks were people who had high positions. Monks set a rule that anyone who picked up flowers or broke boughs would be paid for that and if they had no

Bài 14: Danh từ đếm được số ít và số nhiều và quy tắc thêm chuyển từ danh từ đếm được số ít sang số nhiều.

      Như chúng ta đã biết danh từ thường phân thành nhiều loại nhưng về mặt ngữ pháp bạn chỉ cần biết danh từ gồm hai loại: danh từ đếm được và danh từ không đếm được. Về cơ bản mình sẽ nói qua một chút về danh từ đếm được và danh từ không đếm được vì bài này chủ yếu xoay quanh danh từ đếm được. Về bản chất danh từ đếm được là những từ bạn có thể kiểm soát nó bằng mặt số lượng tức là bạn có thể đếm 1, 2, 3 cái gì đó và nó có sự phân biệt giữa số ít (một) và số nhiều (hơn một) của loại từ này trong ngữ pháp của câu. Ví dụ: I have  bananas và  I have  a banana  có sự khác biệt rõ ràng, bạn có nhận thất mạo từ  “a”  ở trước banana không? Thêm nữa Bananas  are  yellow và a banana  is  yellow bạn có nhận thấy động từ đi kèm có sự khác biệt không; danh từ số nhiều sẽ tương đương vói ư chỉ ngữ they và danh từ số ít sẽ tương đương vói it. Cơ bản là thế. Còn về danh không đếm được thì bạn phải cân, đo, đong như những thứ thuộc chất lỏng, chất rắn, hạt, hay những danh từ mang tính trừu tượn

Danh sách truyện cổ tích việt nam

Dưới  đây là những câu truyện cổ tích chắc có lẽ chỉ quen thuộc với mọi người. Bởi lẽ, ngày nay chúng ta đã quá quen với các phương tiện giải trí khác như smart phone, internet có thể dễ dàng cập nhật những bộ phim hay, trò chơi điện tử hấp dẫn. Những câu truyện cổ tích vì vậy không còn quá nhiều sức hấp dẫn đối với chúng ta. Tuy nhiên, mỗi câu chuyện ở đây đều mang trong mình một ý nghĩa riêng. Nếu bạn là người yêu thích những thứ liên quan tới văn hóa dân gian Việt nam; từng một lần ghé qua đây, hãy đọc những câu chuyện dưới đây và nhận lấy cho mình một ý nghĩa trong mỗi câu chuyện dưới đây.