Skip to main content

Truyện 94. Nguyễn Đăng Khoa

Ngày xưa, có nội tán Nguyễn Khoa Đăng là người có tài xử đoán. Khi còn làm một chức quan nhỏ, ông đến trị nhậm hạt nào thường được mọi người mến phục, không chỉ vì tài xét xử mà còn vì lòng tốt của ông lúc nào cũng lo trừ hại cho dân.
Có lần, ông đến nhậm chức ở một huyện, một hôm có người dân làng kia bị kẻ thù oán, đêm đến lẻn ra đồng phá hết cả một ruộng dưa. Đau xót cho công lao vun trồng, dưa sắp được ăn chỉ trong một đêm bị héo rụng hết cả, người ấy bèn đến kêu khóc với ông, xin ông minh xét. Ông Đăng theo ngay người ấy về tận ruộng dưa khám nghiệm. Tất cả dấu vết đều chứng tỏ kẻ gian đã dùng một cái thuổng xắn đứt ngọn dưa và dùng cán giẫm nát hầu hết các gốc dưa. Nhưng hắn rất khôn ngoan, bao nhiêu dấu chân, hắn đều cố ý xóa sạch. Ông hỏi người trồng dưa: - Anh có ngờ ai thù oán mình không?
Người ấy kể cho quan nghe tên mấy người ở xóm, lập tức ông sai chức dịch đi thu hồi tất cả các thuổng trong xóm lại, thuổng của nhà nào đều có ghi tên nhà ấy vào cán. Đoạn, ông khám từng cán thuổng một, nhặt riêng mấy cái khả nghi ra một nơi. Rồi ông sai người thè lưỡi liếm trên mấy cái cán thuổng đó. Quả nhiên có một cái, người ta nhận thấy có vị đắng. Ông sai lấy một gốc dưa đập giập vắt nước ra nếm thử thì chất đắng của dưa cùng với chất đắng trên cán thuổng là một. Ông nhìn lại tên ghi ở thuổng thì đúng là thuổng của một trong số mấy người mà nguyên cáo ngờ là có thù oán với mình.
Lập tức ông sai lính bắt người kia giải đến. trước tang chứng và lý lẽ đanh thép của quan, hắn không còn chối vào đâu được, đành cúi đầu nhận tội. Ông bắt hắn phải đền hoa lợi ruộng dưa cho người kia và phạt thêm gấp hai lần để hắn chừa cái thói hại ngầm kẻ khác.
Một hôm khác, có một anh hàng dầu, gánh một gánh ra chợ bán. Trong khi đang bận đong dầu, có kẻ đã thừa dịp thò tay vào bị lấy trộm tiền. Đến khi anh hàng dầu biết thì tên ăn cắp đã chạy đi nơi khác. Anh ta nhớ tới một người mù hồi nãy quanh quẩn bên gánh của mình, đuổi mấy cũng không đi, đoán chắc là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù lúc nãy. Nhưng khi gặp, người mù hết sức chối cãi, rằng mình mù thì còn biết tiền của để ở đâu mà lấy. Hai bên xô xát, tuần bắt giải quan.
Khi họ dắt nhau đến công đường, ông Đăng bắt hai bên khai rõ sự tình. Người mù khăng khăng từ chối không nhận. Ông Đăng hỏi: - Anh có tiền giắt đi theo đấy không?
Trả lời:- Có, nhưng đây là tiền tôi mang đi chợ, không phải của nó.
- Được cứ đưa ra đây, của ai rồi sẽ biết.
Khi người mù móc tiền ra, ông Đăng sai người múc đến một chậu nước, rồi bỏ tất cả số tiền vào chậu. Một chốc tự nhiên thấy trên mặt nước có váng dầu nổi lên. Nghe quan sai bưng chậu nước cho mọi người chứng kiến, người mù hết đường chối, đành chịu tội ngay.
Nhưng quan còn nói thêm: - Khoan đã, chưa hết đâu. Tội ăn cắp mới là một. Nếu mày mù tịt thì làm sao biết được tiền người hàng dầu bỏ trong bị, cất trong thúng khảo mà lấy được! Đúng là mày giả mù. Lính đâu. Bắt nó nọc ra đánh cho rõ đau, kỳ bao giờ nó mở hai mắt ra hãy thôi.
Người mù trước còn chối lấy chối để, nhưng chỉ qua ba roi là hắn mở ngay hai mắt nhận tội, đúng như lời quan truyền bảo.
Một hôm khác, có một người lái buôn giấy đến trình quan rằng mình nghỉ trọ ở làng Hồ-xá bị trộm lấy mất cả một gánh giấy. Ông Đăng hỏi rõ nguồn cơn, sai người do thám mấy ngày liền không có kết quả, bèn thân hành đến làng Hồ-xá nghĩ cách cứu xét. Đến nơi, ông cho triệu dân chúng sở tại và mấy làng xung quanh lại và bảo: -Trên tỉnh vừa sức về bắt các xã thôn mỗi một người không kể nam phụ lão ấu phải làm ngay một tờ khai tên tuổi quê quán cho minh bạch.
Lệnh ban ra, mọi người đua nhau đi mua giấy. Vì thế giấy ở chợ lên giá vùn vụt.
Lại nói chuyện tên trộm trộm được gánh giấy nhưng chưa có nơi tiêu thụ còn giấu ở nhà. Nay nghe nói giá giấy lên cao bèn mang lẻn một số ra chợ bán. Hắn không ngờ người nhà của ông Đăng cũng đi rải ở các chợ để chờ hắn. Thế là bị bại lộ, tên trộm không những bị tội phải đền gánh giấy cho người lái buôn mà còn phải đền cho dân các làng mất tiền mua giấy kê khai tên tuổi.
Một lần khác, ông được đổi đi một hạt miền núi. Khi ông mới đến, người ta cho ông biết là hạt ấy nổi tiếng có nhiều trộm cướp nhà nghề. Các quan trước bó tay không thể nào trị nổi. Ông chỉ cười nhạt không nói gì, nhưng sau đó ngầm sai người thân tín đi dò la hành tung và quê quán từng tên một. Thế rồi, ông vẫn cứ tảng lờ như là không hay biết gì hết.
Một hôm nhân đi hành hạt qua một làng nọ, ông thấy có một hòn đá lớn ở bên vệ đường. Hỏi dân sở tại, họ đáp: - Đây là ông Mốc, ngài thiêng lắm, ai cầu khẩn việc gì cũng đều được linh ứng.
Ông nghe nói liền họa theo: - Phải thế thì ta tới cầu ngài giúp ta trừ yên cướp trộm để bớt hại cho dân chúng mới được!
Nói rồi một mình bước tới khấn vái, hồi lại trở ra bảo mọi người rằng: - Ngài bảo vài hôm nữa rước ngài về, ngài sẽ vạch mặt tất cả bọ gian phi trong toàn huyện.
Ít hôm sau, ông sai mấy người ban đêm bí mật đào hầm ở giữa sân công đường rồi cho người thân tín xuống nấp dưới đó. Tờ mờ sáng hôm sau, ông sai lính đi khiêng hòn đá về đặt lên trên hầm. Trước mặt mọi người đông đủ, ông dõng dạc hỏi đá: - Ta nghe đồn thần rất thiêng, "hữu cầu tất ứng". Nay ta vâng mệnh hoàng đế đến đây trấn nhậm, nhưng hiện nay trong huyện hạt có nhiều trộm cướp nhiễu hại dân cư. Vậy ta mời thần về đây để mách hộ ta truy tầm kẻ phạm pháp. Nếu có công, ta sẽ tâu triều đình phong tặng.
Đá không trả lời. Hỏi mãi, đá vẫn một mực làm thinh, ông nổi giận quát lớn: - Hay là đá đồng lõa với kẻ phạm pháp. Lính đâu, hãy tra tấn nó cho đến lúc nó phải khai thực!
Bấy giờ, mọi người nghe tin đến xem đông như hội. Lệnh truyền xa, lính dùng roi đánh vào đá túi bụi, tự nhiên đá bật ra tiếng khóc, xin dừng tay lại để khai. Thế rồi, đá lần lượt khai và vạch tội từng tên một. Mỗi lần đá khai một tên nào, ông sai lại mục viết ngay trát, giao cho lính đã chực sẵn đi nã bắt lập tức. Cho đến suốt ngày hôm đó bắt được ba mươi tên cừ khôi. Khi giải cả một xốc về tra tấn, bọn trộm cướp nhìn nhau kinh ngạc, không ngờ lại có việc xảy ra như thế và bắt đúng tên như thế. Chúng cho là chỉ có thần đá linh thiêng mới biết một cách rành mạch tội trạng của mình, bèn không đợi khảo đả, thú nhận tất cả.
Trong thời kỳ làm nội tán, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn lấy một bóng gian phi. Trước đó, truông này là nơi rừng rậm, con đường Nam Bắc phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.
Nguyễn Khoa Đăng trước hết tìm cách lùng bắt trộm cướp. Ông sai chế ra một loại hòm gỗ kín có những lỗ thông khí, vừa một người ngồi lọt, có khóa trong, để người ngồi trong có thể mở tung ra được dễ dàng. Thế rồi, ông kén một số người giỏi võ, cho ngồi vào hòm có để sẵn vũ khí. Đoạn, ông sai quân sĩ của mình giả trang làm dân phu khiêng những hòm ấy qua truông nhà Hồ ra vẻ khiêng những hòm "của cải" nặng nề. Lại cho người đánh tiếng có một ông quan trấn ở ngoài Bắc sắp sửa trẩy về quê với những hòm tư trang quý giá sẽ đi qua truông. Bọn cướp đánh hơi thấy đây là một cơ hội kiếm ăn hiếm có, bèn rình lúc đoàn "dân phu" đi qua của truông, xông ra đánh đuổi, rồi hý hửng khiêng những cái hòm nặng ấy về tận sào huyệt.
Nhưng khi về đến nơi thì vừa đặt xuống thì những cái hòm tự nhiên mở toang, các võ sĩ ngồi trong đó cầm vũ khí xông ra đánh giết bọn cướp một cách bất ngờ. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì bọn chúng nghe tin phục binh của triều đình ở phía ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ. Chúng đành chắp tay xin tha tội. Nhờ mẹo đó, Nguyễn Khoa Đăng đã tóm được cả lũ. 
Ông cho phiên chế thành đội ngũ đi khai khẩn đất hoang ở nơi biên giới, lập thành những đồn điền lớn rộng. Sau đó, ông còn cho chiêu dân lập ấp ở dọc hai bên truông, làm cho một vùng trước kia là nơi vắng vẻ, trở nên những làng xóm dân cư đông đúc: tiếng xay lúa giã gạo, tiếng gà gáy chó sủa lấn dần tiếng vượn hú chim kêu. Từ đó, một vùng núi rừng thành ra yên ổn. Bọn trộm cướp còn lại đành phải giải nghệ.
Bởi vậy, người ta có câu: "Truông nhà Hồ nội tán cấm nghiêm" là thế.
Hết.

KHẢO DỊ
Người miền Bắc có truyện Đồng Đắc:
Đồng Đắc là người huyện Chí-linh, đậu tiến sĩ làm đến quận công. Thời kỳ làm tri huyện huyện Thanh-trì, có người đến cáo với ông là mình có con trâu bị người ta lén chặt đứt mất đuôi. Ông hỏi: "Có nghi cho ai không?". "Chỉ ngờ cho một người hàng xóm vì trước đây có chuyện hiệp hiềm", người ấy đáp. Ông dặn nhỏ: "Thế thì hãy về lẳng lặng làm thịt trâu mà ăn, đừng trình làng, cũng đừng nói là quan bảo."
Được ba hôm, bỗng có người dân đến cáo giác với ông là làng ấy có người lén lút giết trâu ăn thịt. Quan sai giam giữ hắn lại tra tấn, thì đúng là thủ phạm chặt đuôi trâu.
Có hai người, Giáp và Ất cùng tranh nhau một tấm lụa, đến kiện với ông. Ông khám thấy tấm lụa có dấu, hỏi, thì hai người đều khai dấu tích của tấm lụa giống nhau, khó mà biết được ai gian ai ngay. Sau đó, ông phân rọc đôi ra, chia cho mỗi người một nửa. Ất nhận lấy phần của mình ra về, còn Giáp thì ngần ngại chưa chịu nhận. Ông có cớ để sai người đuổi bắt Ất lại trả lụa cho Giáp.
Lại có một người mất một buồng chuối đến trình với ông, nói rằng tuy của không đáng bao nhưng vì nhà nghèo nhờ vào hoa quả để bán đong gạo. Ông lập tức về tận làng người ấy ra lệnh cho dân xóm ai nấy phải đến đắp ngay một đoạn đường. Đắp được nửa buổi ông cho tạm nghỉ, sai người mang trầu đi mời mỗi người một miếng. Thấy trong số đó có một người có bàn tay đen, ông sai đưa ra tra khảo. Người ấy thú nhận vì chứng cớ sờ sờ: đúng là mủ chuối còn dính chặt vào tay lúc đêm chưa cọ sạch.
Về tình tiết cho người chui vào hòm rồi bất ngờ tung nắp hòm nhảy ra diệt kẻ địch, trong một truyền thuyết của người Mã-lai (Malaysia) cũng có hình ảnh tương tự:
Một ông vua Sa-he-en Na-u-i một hôm hỏi các tướng có ai dám đi đánh vua xứ Sa-mu-dra (hay Pa-sey) - một nước lân cận giàu mạnh không. Một viên tướng là A-u-i Dit-chu xin đi với bốn, năm ngàn quân và một trăm tàu. Viên tướng đánh tiếng nói với vua Sa-mu-dra rằng mình là sứ giả của vua Na-u-i tới yết kiến. Được mời đến cung, viên tướng sai làm bốn cái hòm, trong có bốn võ sĩ mở khóa từ phía trong. Lúc vào yết, cùng khiêng hòm vào, nói là lễ vật ra mắt. Kỳ thực vừa đến nơi, bốn võ sĩ trong hòm nhảy xổ ra bắt lấy vua địch đưa về.
Về tình tiết chặt đuôi trâu, trong Bao Công kỳ án cũng có một truyện Cắt trộm lưỡi trâu giống truyện của ta, chỉ khác ở chỗ một bên là đuôi, một bên là lưỡi.

Xem thêm các truyện khác tại đây:
Truyện 94. Nguyễn Đăng Khoa
-----

Comments

BÀI ĐĂNG ĐƯỢC XEM NHIỀU

List of Vietnamese fairy tales

Vietnamese  fairy tales includes many stories as Tam and Cam; So Dua; Hundred – knot- bamboo tree... which were spread in folk. Each stories has  its own meaning. I think I can not translate exactly each word into english but I will try my best to convey its meaning to you. Hope you like them!

Thanh Giong

Once  upon a time, a woman was old but she had not given birth a child. One day, when she went to her field, she saw a stranger footsore on the ground. The big footsore made her surprise and said: “omg, this footsore is so big” the she put her foot into the footsore. More 9 months later, she gave birth to a little boy named Giong. The boy was extraordinary that he was over three years old but had not spoken. He only knew lying and smiling. vietnamesefairytales.blogspot.com That year, the enemies they were known An planed to attack the country of the boy. They were merciless. Wherever they had gone, houses were ruined, fields were fired, people were killed. The sight behind them is mess of corpse and blood and ashes.The King was worry he forced his servants to look for person who could fight against the enemies.  One day, a servent went to Giong’s village while the woman was holding the boy in her arms, she said sadly that: “Giong, I wonder that when you hav...

Bài 1.2: Phân biệt tân ngữ và bổ ngữ.

Hầu hết các bạn học tiếng anh đều đã từng nghe qua khái niệm tân ngữ và bổ ngữ nhưng không phải ai cũng làm rõ hai khái niệm này. Vì vậy mình có viết một bài hy vọng phần nào giúp ích cho các bạn trong việc phân biệt rõ đâu là bổ ngữ và đâu là tân ngữ. Việc này có thể có ích cho các bạn khi nghiên cứu các tài liệu học tiếng anh khác.

Bài 1.5: Cách sử dụng at, on, in cho thời gian, ngày, tháng, năm, mùa.

Chào các bạn! Bởi vì mình có hay dich truyện và một vài thứ linh tinh khác nên thường bắt gặp ngày, tháng năm. Thật ra khôngkhó để sử dụng đúng nhưng mỗi lần cần đến mình lại phải tra lại tra cứu. Điều đó rất mất thời gian nên hôm nay mình viết một bài liên quan đến at, on, in + thời gian để giúp bạn nào chưa biết và giúp chính mình nhớ được cách sử dụng của các giới từ at, on, in và dạng thời gian được theo sau giới từ đó.

The tale of watermelon

Once  upon a time, a young man whose name was Mai An  Tiem   was a slave. He was sold to a King named Hung   Vuong . Mai An   Tiem   was clever, he   learned   vietnamese   language very fast.   Futher , he knew so many stories, places and could do everything so good so he was liked by Hung   Vuong   very much that wherever Hung   Vuong   had come he also came with him. Three years later, he was Hung   Vuong   let to become a noble and was stayed in a building near the castle. Besides, Hung   Vuong   made his daughter become his wife.  Mai An   Tiem   now had wife, a five-year-old son, servants and assets. He seemed to lack nothing. Although he had never been arrogant people still were jealous with his his luck. vietnamesefairytales.blogspot.com One day, people who were participating in a party complimented as much as they could but he only said: “That because of ...

Thach Sanh and Ly Thong Chapter 1

Chap 1:  fight with huge snake  Once upon a time, a woodcutter and  his wife were over sixty years old but they had had not any children. Although they were sad, they still did good thing and hoped God would give them one child. At last, their kindness had come to King of heaven who requested his son to fly down and reincarnate to be the old couple’son. They had just enjoyed the happiness for a short time. Then, the old man died, before his son was born. Vietnamesefairytales.blogspot.com After that, the woman gave birth to a beautiful, strength boy. She named him Thach Sach. The poor boy grew up with no father then his mother also left after few years living with him. They only left him an ax and a pair of shorts. Day by day, he went to forest, cut tree, split them then took to market to get money. When he was thirteen, king of heaven forced his servants down to teach him magic and martial arts. Then they was back heaven, Thach Sanh continued living alone in...

Wishing pearl

De was a young boy. His parent was servants of a landlord. Every morning, De led landlord’s cattle to meadow and brought them back at nightfall. De used to be excited in playing with his fellows and when he was in his game he didn’t care anything. Many times the cattle he herded ate rice on field and the owners used to beat him pained but he still left cattle and joined in his fellows. One normal day, he and his fellows had a swimming competition. An award was given to the winner that he couldn’t refuse. Therefore, he participated in the competition and left his cattle on a wild hill. They swam and dived in water until noon and when they walked on ground, a cow had disappeared. The cow belonged to no one but his master. Children separated to find the cow but the cow seemed to vanish they couldn’t find it. Sun was going to down, children made their ways to home they left De staying at there. Day stayed at there alone crying. After that, he fell in sleep. Latter, he was woken up b...

So dua - Coconut boy

Once upon a time, there in a village had a couple who worked as servants for a landlord. Although they were over fifty years old, they had ever not had a child. They were sad about that, but they had never given up to dream about a child. One day, it's a very hot day, when the wife was working in the field and felt very thirsty. She seeked for water, but she didn't see any but a little water in a skull which was in a hole beside an ancient tree. She had no choice but to drink it. Right the moment she drank, the feeling of cold water running from her throat to her stomach made her felt very comfortable. As a magic, she was pregnant after that short time. Then, the husband died before he got the happiness looking his child be born. After nine months and ten days, the wife gave birth a son but he didn't look like any child on the world. He had no feet, no leg, and even no body. He just had a head with full of eyes, nose, ear, hair and mouth on it. He didn't ugly but was ...

Bài 14: Danh từ đếm được số ít và số nhiều và quy tắc thêm chuyển từ danh từ đếm được số ít sang số nhiều.

      Như chúng ta đã biết danh từ thường phân thành nhiều loại nhưng về mặt ngữ pháp bạn chỉ cần biết danh từ gồm hai loại: danh từ đếm được và danh từ không đếm được. Về cơ bản mình sẽ nói qua một chút về danh từ đếm được và danh từ không đếm được vì bài này chủ yếu xoay quanh danh từ đếm được. Về bản chất danh từ đếm được là những từ bạn có thể kiểm soát nó bằng mặt số lượng tức là bạn có thể đếm 1, 2, 3 cái gì đó và nó có sự phân biệt giữa số ít (một) và số nhiều (hơn một) của loại từ này trong ngữ pháp của câu. Ví dụ: I have  bananas và  I have  a banana  có sự khác biệt rõ ràng, bạn có nhận thất mạo từ  “a”  ở trước banana không? Thêm nữa Bananas  are  yellow và a banana  is  yellow bạn có nhận thấy động từ đi kèm có sự khác biệt không; danh từ số nhiều sẽ tương đương vói ư chỉ ngữ they và danh từ số ít sẽ tương đương vói it. Cơ bản là thế. Còn về danh không đếm được thì bạn phải cân, đo, đong như những...