Skip to main content

Truyện 96. Phân sử tài tình

Ngày xưa, có một ông quan huyện có tài xét xử. Trong dân gian có vụ nào rắc rối gay go nhất, ông đều có cách tìm ra manh mối và phân xử công bằng.
Một hôm, có hai người đàn bà dắt nhau đến công đường với một tấm vải. Trước mặt quan một người mếu máo thưa: - Bẩm quan, sáng nay con mang một tấm vải đi chợ bán, bà này hỏi mua, con đưa ra cho bà ấy xem. Thế rồi tự dưng nó cướp không tấm vải bảo là của nó, nhất định không chịu trả lại cho con nữa. Thật là chuyện ngược đời! Xin quan đèn trời soi xét.
Quan nhìn người đàn bà thứ hai thì thấy bà này cũng rưng rưng nước mắt kể: - Bẩm quan, chính nó mới là đồ ăn cắp. Tấm vải này là của con vừa dệt xong mang đi chợ. Con để nó trong cái thúng khảo thế mà vừa ngoảnh đi một lát nó dám thò tay vào lấy, chính con bắt được quả tang. Thế mà nó còn dám đặt điều để vu oan giá họa...
Quan ngắt lời hai người, mỗi bên phải cử ra một người ít nhất cũng đã chứng kiến vải của mình bị lấy mất. Nhưng cả hai đều không tìm ra được người làm chứng chỉ vì sự việc xảy ra ở một nơi vắng vẻ, lúc đó chưa có người qua lại. Quan lại gọi hai người lính lệ, bảo chúng đi về tận nhà mỗi bên thử xem có phải đúng vải của họ dệt ra như lời khai hay không. Nhưng khi hai người lính trở về thuật lại thì quan rất lấy làm ngạc nhiên, vì cả hai đều có khung cửi như nhau, khổ vải bằng nhau và chính sáng sớm ngày xảy ra câu chuyện bên nào cũng mang một tấm vải đi chợ bán. Thật rắc rối làm sao! Quan cố nhìn vào thần sắc từng người để dò ý tứ. Nhưng quan chỉ thấy vẻ đau đớn vì mất của hiện trên nét mặt của cả hai người, không có gì khác hơn. Suy nghĩ một chốc, quan ôn tồn bảo họ: 
- Cả hai mụ đều có lý do cả. Biết làm sao bây giờ. Thôi ta phân xử cho thế này: giờ đem cắt tấm vải ra làm đôi, chia cho mỗi người một nửa. Thế là ổn. Hãy đi về nhà mà làm ăn!
Nói xong, quan sai lính đo vải xé ngay giao cho mỗi người một nửa. Thấy thế, một người đàn bà bỗng ôm mặt khóc thút thít. Lập tức quan sai trả cả tấm cho người đàn bà ấy rồi thét lính trói người kia lại vì chỉ có chủ nhân thực sự của tấm vải mới đau xót bật ra tiếng khóc kia. Quả nhiên, sau một hồi tra khảo, người đàn bà kia đành cúi đầu nhận tội.
Một hôm khác, quan đi hành hạt qua một cái chợ. Bỗng nghe tiếng chửi rủa huyên náo, vội tiến lại xem có việc gì. Đến nơi, thấy một người đàn bà đang gân cổ lớn tiếng chửi kẻ bắt trộm con gà của mình. Hỏi người xung quanh thì họ cho biết là mụ ta chửi như thế đã được hai ngày, ai cũng lấy làm khó chịu. Quan vội sai người hầu bước tới dùng lời khuyên can: - Này mụ kia, sao lắm lời thế?
- Của tôi, tôi xót - người đàn bà đáp - can gì đến chú.
Nói xong lại tiếp tục chửi. Quan bèn cho chức dịch đòi người đàn bà lại hỏi: - Sao mụ ác khẩu thế! Một con gà phỏng có bao nhiêu mà mụ chửi rủa nặng lời?
Người đàn bà nói: - Bẩm quan, con chăm chút bấy lâu mới được một ổ gà. Nay nó lấy mất cả gà lẫn trứng, không căm tức sao được!
Quan hất hàm bảo bọn chức dịch: - Ta ghét con mụ này ngoa ngoắt, độc mồm độc miệng làm cho xóm giềng điếc tai nhức óc đã hai ngày, không thể không trị tội được. Vậy cho đi rao trong xóm đòi tất cả mọi người lại đây. Cho mỗi người tát cho mụ một cái vào má, cho rõ đau để trả nợ việc mụ xúc phạm đến sự yên tĩnh của hàng xóm.
Lệnh quan ban ra, mọi người không thể không tuân theo. Mặc dầu ai cũng ghét mụ ngoa ngoắt, người ta vẫn thấy thương con người đã mất gà lại bị đánh, cho nên ai cũng sẽ tay vả nhẹ mỗi người một cái vào má cho xong. Chỉ có tên trộm căm mụ đã gào đến tam đại nhà mình nên hắn cứ theo đúng lệnh quan, vả mụ một cái thật đau cho bõ tức.
Nhưng khi hắn vừa bước ra khỏi đám đông thì quan đã gọi giật lại, vạch đúng tội trạng và tâm lý của hắn. Hắn không thể chối cãi được, đành thú nhận.
Một hôm khác, quan đi qua một ngôi chùa lớn, ghé vào vãn cảnh. Sư cụ trong chùa thấy quan, liền ra đón tiếp kính cẩn, mời vào phương trượng ngồi uống trà. Sư than thở với quan rằng mình có giữ cho chùa một số tiền lớn không may bị kẻ trộm trộm mất cả. Nhưng sư không biết ngờ cho một ai. Lại cũng không muốn trình quan, sợ làm khổ lây đồ đệ. Nay sư có ý nhờ quan kín đáo xét hộ mình một tý.
Quan hỏi rõ sự tình vụ trộm trước sau rồi chỉ lên tượng phật bảo với sư cụ: - Đức Phật ngài thiêng lắm, sao hòa thượng không cầu người tìm giúp, chả hơn nhờ tôi ư? Đức Phật có phép làm cho kẻ gian cầm hạt thóc nảy mầm. Nếu hòa thượng muốn, tôi sẽ xin vì nhà chùa thử một phen.
Nói rồi bảo sư cụ biện lễ cúng Phật. Trong khi hòa thượng làm lễ, quan cho gọi tất cả sư vãi và những kẻ ăn người ở trong chùa ra để chay đàn. Quan bảo
mỗi người một tay cầm cành phan và tay kia cầm một nắm thóc, đã ngấm nước, rồi nói: - Sư cụ có cho biết chùa ta trước đây có mất một số tiền mà không biết rõ ai là người lấy trộm. Ta chắc chỉ có người trong chùa lấy mà thôi. Ta nghe đức Phật ngài rất thiêng. Bây giờ, mỗi người cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy vừa niệm Phật. Nếu đúng là kẻ gian, đức Phật sẽ làm cho thóc trong tay nảy mầm. Như vậy gian ngay tỏ rõ, khỏi phải tra khảo phiền phức.
Cả đoàn người mới chạy được vài vòng thì quan đã thấy có một chú tiểu thỉnh thoảng lại hé tay cầm thóc ra xem. Liền đấy, quan sai mọi người dừng lại, bắt lấy chú tiểu, vì chỉ kẻ có tật mới giật mình, nên thỉnh thoảng lại nhìn trộm như thế.
Chú tiểu thấy vạch đúng lý, nhận tội.
Hết. 

KHẢO DỊ
Một số sử sách chép những truyện trên cho là của Nguyễn Mại thời Lê và cho ông là viên quan xử kiện tài tình.
Trong chuyện này, tình tiết hai người đàn bà kiện giành nhau tấm vải gần giống với một số truyện cổ tích Đông Tây.
Ở phương Tây phổ biến nhất là truyện Vua Xa-lô-mông xử kiện:
Có hai người đàn bà mang hai đứa trẻ: một sống một chết, đến nhờ vua Xa-lô- mông phân xử; người này đổ cho người kia là mẹ của đứa con đã chết, tranh đứa con sống là con của mình. Vua cất tiếng truyền cho lính chặt đôi đứa trẻ còn sống chia cho mỗi người một nửa. Tức thời, một trong hai người đàn bà bỗng bật tiếng khóc. Thấy thế, vua xử cho người ấy đúng là mẹ của đứa trẻ còn sống, sai trả con lại và phạt tội người kia.
Người Khơ-me (Khmer) có hai truyện:
Truyện thứ nhất tương tự truyện Vua Xa-lô-mông xử kiện, nhưng kết cục có khác. Một người đàn bà bế con đi tắm ở sông về. Dọc đường, gặp một bà khác mang xác một đứa trẻ cùng trạc tuổi với con mình. Bà kia nói: "Con bà giống con tôi quá. Bà làm ơn cho tôi ôm hôn cháu một tý". Thế rồi sau khi được bế, bà ta nhất định không chịu trả nữa. Việc đưa lên vua. Vua sai đặt đứa bé sống nằm ngửa ở giữa, hai bà ngồi hai bên, rồi ra lệnh cho ai giật được thì đứa bé về người ấy. Hai bà vội vàng giành nhau, cố cướp cho được đứa bé. Nhưng trong đó có một bà giằng xé dữ dội, không kể da thịt non nớt của nó. Trái lại, bà kia thì gượng nhẹ hơn. Vua đủ chứng cớ để thấy rõ ai là mẹ thật của đứa bé sống.
Thứ hai là truyện phân xử một chiếc ô: một người đi đường tay cầm một cái ô che nắng. Đi được một quãng, gặp một người thứ hai đi không, hắn cho che chung ô. Được một chốc, người kia xin cầm lấy ô. Đến chỗ rẽ, chủ ô đòi lại, thì người kia làm bộ ngạc nhiên nói ô này là của mình. Việc đưa lên quan, quan không xử được. Đưa lên vua, vua sai chẻ đôi chiếc ô cho mỗi người một nửa. Sau đó vua bí mật sai hai người hầu lén theo mỗi người về nhà để nghe ngóng. Người hầu thứ nhất đi về kẻ lại rằng: "Lúc đến nhà, vợ hắn chạy ra hỏi: - Sao chỉ còn có một nửa ô thôi? Hắn khóc lóc kể lại chuyện bị cướp ô cho vợ nghe". Còn người hầu thứ hai về, kể: "Khi về đến nhà vợ hắn hỏi: - Kìa sao lại nhặt được nửa cái ô ở đâu về thế? Hắn đáp: - Tao chơi cho họ một vố và tao đã thắng được nửa cái ô..."
Vua lập tức cho đòi hai người kia đến, kể tội, và bắt người thứ hai phải đền cho người thứ nhất cái ô mới.
Trong Bao Công kỳ án cũng có truyện Cướp ô giống với truyện Khơ-me, nhưng kết cục phân xử có những nét độc đáo:
Sau khi Bao Công hỏi dấu vết chiếc ô, cả hai người tranh giành ô đều nói, vì ô là vật nhỏ mọn nên không có dấu vết. Bao Công cũng sai chẻ đôi chiếc ô cho mỗi người một nửa, rồi cũng cho sai nha đi theo để dò la. Sai nha về báo lại: một người ra khỏi công đường chửi quan là hồ đồ. Bao Công sai gọi cả hai trở lại, kết cả hai vào tội chửi quan. Một người đáp: - "Con đâu dám, chính nó chửi đại nhân, có dân phố chứng kiến". Bao Công cho người đi điều tra, quả đúng như lời hắn nói. Lập tức ông can vặn hắn như sau: - "Trong hai người, thế tất có một người oan nên oán trách ta, điều đó ta tha thứ. Còn mày là đứa che nhờ ô của nó rồi cướp giật, nay được nửa chiếc ô nên không oán thán gì". Tên kia cứng họng. Bao Công bắt hắn đền gấp đôi giá trị chiếc ô, và sai đánh bốn chục gậy vào mông.
Về tình tiết tát vào má người bị mất trộm, một truyện Mẹ chồng đổ tội cho nàng dâu có lẽ gốc từ Trung-quốc, cũng có đề tài tương tự, tuy kết cấu có khác.
Ở Thái-nguyên, có mẹ chồng và nàng dâu ở cùng một nhà, cả hai đều góa chồng. Trong khi nàng dâu giữ tiết, thì mẹ chồng lại lén lút đi lại với một người làng. Nàng dâu biết, tìm cách ngăn ngừa, bị mẹ chồng ghét, muốn đuổi khỏi nhà. Bèn lên quan vu cáo rằng nàng dâu đón trai về nhà. Quan hỏi tên, mẹ chồng bảo phải tra tấn mới biết được. Hỏi nàng dâu, nàng dâu chỉ đích danh người tình của mẹ chồng. Hỏi người này thì anh ta chối, nói vì mẹ chồng nàng dâu không ưa nhau nên kiếm điều nói xấu cho nhau. Đến khi bị tra tấn, anh ta lại khai rằng mình đi lại với nàng dâu. Quan sai gông nàng dâu lại, nàng dâu kêu oan và kiện lên tỉnh. Lâu rồi vụ án còn treo lại đó.
Hồi ấy có ông tiến sĩ họ Tôn làm tri huyện huyện Lâm Tấn. Quan tỉnh giao vụ kiện cho quan huyện bảo phân xử. Đến lỵ sở, quan lấy khẩu cung rồi sai người đi kiếm gạch đá, dao phay để sẵn chỗ tra tấn. Hôm sau đòi nguyên cáo bị cáo đến đối chất sơ qua, rồi quan phán bảo: - "Không cần tra khảo cũng biết được ai gian. Mẹ con nhà này vốn nhà tiết hạnh, chẳng qua mắc mưu tên này mới sinh chuyện. Nay ta cho phép mẹ con được trả thù đứa gian nhân, có gạch đá và dao đây, mẹ con muốn ném, muốn đâm, muốn chém như thế nào mặc ý, có ta đây chịu, đừng có lo gì cả!". Cả hai người đến chỗ đống gạch đá. Trong khi nàng dâu vì căm thù chứa chất nên lấy những hòn đá lớn mà ném, thì mẹ chồng lại nhặt những hòn đá nhỏ quăng nhẹ vào chân. Quan bảo mụ cầm dao mà đâm, tội vạ mình chịu, thì mụ từ chối.
Quan có đủ chứng cớ để kết thúc vụ án.
Người It-xra-en (Israël) có truyện Ba anh em và thây người bố:
Một người bố chết đi, để lại một con đẻ và hai con nuôi, trước khi chết trối trăng lại gia tài cho con đẻ. Vì không một ai nhận ra người nào là con đẻ, người nào là con nuôi, cho nên ba anh em tranh nhau đòi kiện lên quan, ai cũng tự cho mình là con đẻ. Quan cho treo thây người bố lên và giao cho mỗi người một mũi tên, bảo ai bắn đúng chỗ phạm nhất thì được. Người thứ nhất bắn vào giữa trán, người thứ hai bắn vào giữa tim, chỉ có người thứ ba khóc, không bắn. Quan có lý do để nhận ra người nào là con đẻ.

Xem thêm các truyện khác tại đây:
Truyện 96. Phân sử tài tình
-----

Comments

BÀI ĐĂNG ĐƯỢC XEM NHIỀU

List of Vietnamese fairy tales

Vietnamese  fairy tales includes many stories as Tam and Cam; So Dua; Hundred – knot- bamboo tree... which were spread in folk. Each stories has  its own meaning. I think I can not translate exactly each word into english but I will try my best to convey its meaning to you. Hope you like them!

Thanh Giong

Once  upon a time, a woman was old but she had not given birth a child. One day, when she went to her field, she saw a stranger footsore on the ground. The big footsore made her surprise and said: “omg, this footsore is so big” the she put her foot into the footsore. More 9 months later, she gave birth to a little boy named Giong. The boy was extraordinary that he was over three years old but had not spoken. He only knew lying and smiling. vietnamesefairytales.blogspot.com That year, the enemies they were known An planed to attack the country of the boy. They were merciless. Wherever they had gone, houses were ruined, fields were fired, people were killed. The sight behind them is mess of corpse and blood and ashes.The King was worry he forced his servants to look for person who could fight against the enemies.  One day, a servent went to Giong’s village while the woman was holding the boy in her arms, she said sadly that: “Giong, I wonder that when you hav...

Bài 1.2: Phân biệt tân ngữ và bổ ngữ.

Hầu hết các bạn học tiếng anh đều đã từng nghe qua khái niệm tân ngữ và bổ ngữ nhưng không phải ai cũng làm rõ hai khái niệm này. Vì vậy mình có viết một bài hy vọng phần nào giúp ích cho các bạn trong việc phân biệt rõ đâu là bổ ngữ và đâu là tân ngữ. Việc này có thể có ích cho các bạn khi nghiên cứu các tài liệu học tiếng anh khác.

Bài 1.5: Cách sử dụng at, on, in cho thời gian, ngày, tháng, năm, mùa.

Chào các bạn! Bởi vì mình có hay dich truyện và một vài thứ linh tinh khác nên thường bắt gặp ngày, tháng năm. Thật ra khôngkhó để sử dụng đúng nhưng mỗi lần cần đến mình lại phải tra lại tra cứu. Điều đó rất mất thời gian nên hôm nay mình viết một bài liên quan đến at, on, in + thời gian để giúp bạn nào chưa biết và giúp chính mình nhớ được cách sử dụng của các giới từ at, on, in và dạng thời gian được theo sau giới từ đó.

The tale of watermelon

Once  upon a time, a young man whose name was Mai An  Tiem   was a slave. He was sold to a King named Hung   Vuong . Mai An   Tiem   was clever, he   learned   vietnamese   language very fast.   Futher , he knew so many stories, places and could do everything so good so he was liked by Hung   Vuong   very much that wherever Hung   Vuong   had come he also came with him. Three years later, he was Hung   Vuong   let to become a noble and was stayed in a building near the castle. Besides, Hung   Vuong   made his daughter become his wife.  Mai An   Tiem   now had wife, a five-year-old son, servants and assets. He seemed to lack nothing. Although he had never been arrogant people still were jealous with his his luck. vietnamesefairytales.blogspot.com One day, people who were participating in a party complimented as much as they could but he only said: “That because of ...

Thach Sanh and Ly Thong Chapter 1

Chap 1:  fight with huge snake  Once upon a time, a woodcutter and  his wife were over sixty years old but they had had not any children. Although they were sad, they still did good thing and hoped God would give them one child. At last, their kindness had come to King of heaven who requested his son to fly down and reincarnate to be the old couple’son. They had just enjoyed the happiness for a short time. Then, the old man died, before his son was born. Vietnamesefairytales.blogspot.com After that, the woman gave birth to a beautiful, strength boy. She named him Thach Sach. The poor boy grew up with no father then his mother also left after few years living with him. They only left him an ax and a pair of shorts. Day by day, he went to forest, cut tree, split them then took to market to get money. When he was thirteen, king of heaven forced his servants down to teach him magic and martial arts. Then they was back heaven, Thach Sanh continued living alone in...

Wishing pearl

De was a young boy. His parent was servants of a landlord. Every morning, De led landlord’s cattle to meadow and brought them back at nightfall. De used to be excited in playing with his fellows and when he was in his game he didn’t care anything. Many times the cattle he herded ate rice on field and the owners used to beat him pained but he still left cattle and joined in his fellows. One normal day, he and his fellows had a swimming competition. An award was given to the winner that he couldn’t refuse. Therefore, he participated in the competition and left his cattle on a wild hill. They swam and dived in water until noon and when they walked on ground, a cow had disappeared. The cow belonged to no one but his master. Children separated to find the cow but the cow seemed to vanish they couldn’t find it. Sun was going to down, children made their ways to home they left De staying at there. Day stayed at there alone crying. After that, he fell in sleep. Latter, he was woken up b...

So dua - Coconut boy

Once upon a time, there in a village had a couple who worked as servants for a landlord. Although they were over fifty years old, they had ever not had a child. They were sad about that, but they had never given up to dream about a child. One day, it's a very hot day, when the wife was working in the field and felt very thirsty. She seeked for water, but she didn't see any but a little water in a skull which was in a hole beside an ancient tree. She had no choice but to drink it. Right the moment she drank, the feeling of cold water running from her throat to her stomach made her felt very comfortable. As a magic, she was pregnant after that short time. Then, the husband died before he got the happiness looking his child be born. After nine months and ten days, the wife gave birth a son but he didn't look like any child on the world. He had no feet, no leg, and even no body. He just had a head with full of eyes, nose, ear, hair and mouth on it. He didn't ugly but was ...

Thach Sanh and Ly Thong Chapter 2

Chapte r 2: attack to the giant eagle One day, as Quynh Nga who was the King’s daughter was walking in the garden, a giant eagle flew down from the sky and brought her away. The eagle flew cross the hut where Thach Sanh now was living. Thach Sanh saw that eagle so he shot a arrow. The arrow stuck on the eagle’s left wing but it took the arrow out by its beak and continued flying. vietnamesefairytales.blogspot.com Thach Sanh followed blood dropped on the ground and found out a cave where the eagle lived. He ticked on the entrance of cave them he came back his hut.