Skip to main content

Truyện 1. Lê Như Hổ

Ở làng Tiên Châu bây giờ thuộc về tỉnh Hưng Yên, ngày trước có một anh học trò họ Lê. Người anh to cao, ăn khỏe như hổ, bởi thế người ta gọi là Như Hổ. Cha mẹ anh nhà nghèo nhưng cũng cố gắng nuôi con ăn học. Từ lúc Hổ biết làm văn bài, mỗi bữa cha mẹ cho ăn một nồi bảy cơm. Nhưng chỉ được nửa năm trong nhà hết veo cả gạo, phải cho anh chàng đi gửi rể.
Nhà ông nhạc Hổ là một ông nhà giàu ở làng Thiện Phiến. Khi rể mới đến cho ăn mỗi bữa một nồi năm, nhưng vẫn thấy Hổ ăn rồi lại nằm khểnh không chịu học hành gì cả. Một hôm ông nhạc đến tìm ông thân sinh ra Hổ hỏi: "Ông bảo con ông là người chăm học làm sao từ khi nó đến nhà tôi, chẳng thấy nó học một tiếng nào?".
lê như hổ

Cha Hổ hỏi lại:  "Mỗi bữa ông cho cháu ăn bao nhiêu?" 
"Một nồi năm."  
"Thế thì cháu không học là phải. Nhà tôi dẫu túng kiết cũng phải cho cháu ăn một nồi bảy". 
Từ đó cha vợ bảo thổi cho anh chàng một bữa một nồi bảy, mới thấy Hổ cầm sách học được một hai tiếng. Người mẹ vợ thấy vậy tỏ ý không bằng lòng. Một hôm bà phàn nàn với chồng:
"Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống, ông chọn phải đồ ăn hại, chả làm nên được tích sự gì cả."
Chồng đáp:
"Nó có sức ăn hơn người chắc có tài hơn người. Đừng lo!" 
"Nếu thế thì chúng ta có mấy mẫu ruộng hoang, thử bảo nó ra đấy vỡ xem có làm nổi hay không thì biết."
Người cha vợ liền bảo Hổ vỡ ruộng giúp. Hổ nhận ngay, nói rằng:
"Được, ngày mai cứ nấu cơm cho ăn, con sẽ xin làm chu tất."
Qua ngày mai, ăn xong, Hổ cầm con dao lớn ra đầu làng ngồi dưới gốc đa. Nhân có gió mát chàng thiu thiu ngủ và làm luôn một giấc ngon lành. Đến khi mẹ vợ đi chợ về qua thấy Hổ vẫn còn ngáy rống dưới bóng cây, tất tả chạy về bảo chồng:
"Ông còn thổi nhiều cơm cho nó ăn nữa thôi!... Ông ra mà xem nó vỡ ruộng dưới gốc đa kia kìa. Thật là đồ ăn hại đái nát!"
Không ngờ khi bà mẹ vợ gặp Hổ, chính là lúc Hổ sắp tỉnh giấc. Anh chàng vươn vai rồi cầm dao xuống ruộng, chỉ một buổi phát luôn ba mẫu cỏ. Hổ phát nhanh đến nỗi cá chạy không kịp, chết trôi nổi đầy đồng, bắt không biết  bao nhiêu mà kể. Đến khi cha mẹ vợ ra ruộng thăm, thì ruộng cỏ đã phát xong lại được thêm mấy thùng cá. Họ mới biết chàng rể nhà mình là người có tài, tấm tắc khen ngợi.
Khi lúa chiêm đã chín vàng, người mẹ vợ bảo Hổ đi mượn lấy hai mươi công gặt. Anh chàng bỏ đi chơi đâu một lúc lâu rồi về cho biết là không mượn được một người nào cả. Nhưng lúc bấy giờ đã thổi xong một nồi ba mươi cơm, chỉ còn đợi thợ gặt đến ăn. Hổ bảo:
"Họ không chịu đến gặt, âu là con xin cố sức giúp thầy mẹ". 
Thế là Hổ ngồi một mình tỳ tỳ chén hết cả một bung lớn tướng cơm. Thấy mẹ vợ có ý không bằng lòng, anh chàng thưa: 
"Mấy mẫu lúa ấy cứ để mặc con gặt và gánh chỉ trong một ngày là xong hết". 
Nói đoạn Hổ cầm dao chặt tre chẻ lạt mang đi. Hổ gặt độ nửa ngày là xong hai mẫu lúa, thế rồi bó tất cả lại thành bốn năm gánh lớn tướng lần lượt quẩy về. Và chỉ đến chập tối là xong tất. Từ đó người mẹ vợ mến phục con rể, cho Hổ ăn đầy đủ để chàng an  tâm học tập. Hổ học đến đâu nhớ đến đấy, không bao lâu thi đậu ông nghè.
Trong thời gian đi thi Hổ đánh bạn với một anh chàng cũng nổi tiếng ăn khỏe tên là Nguyễn Thanh, người trong xứ Thanh. Khi chia tay, mời bạn đến nhà, Hổ hỏi bỡn:
"Nhà bác có đủ cho tôi ăn một tháng không?" 
Nguyễn Thanh trả lời: "Bác đừng lo. Cứ đến chơi, thế nào cũng đủ."
Sau đó ít lâu, Hổ cùng một người đầy tớ hẹn đến chơi nhà Nguyễn Thanh. Bấy giờ ông Thanh đi vắng, Hổ bảo vợ bạn: 
"Ông nhà ta có hẹn tôi đến chơi. Nay tôi có việc qua đây, thầy tớ độ ba mươi người, nhờ bác biện cho một bữa."
Vợ ông Thanh lập tức bảo người nhà thổi một nồi 50 cơm và mổ một con lợn to làm thành sáu mâm cỗ bưng lên. Trước mặt người đàn bà, Hổ sai người hầu làm bộ lăng xăng vờ ra gọi tất cả đầy tớ vào ăn. Nhưng cuối cùng chỉ một thầy một tớ ngồi chén tỳ tỳ hết mâm này đến mâm kia. Xong đâu đó, Hổ cáo từ ra về.
Hôm sau, ông Thanh trở về nhà, người vợ kể lại chuyện cho biết, ông Thanh nói: "Thôi đích là Lê Như Hổ rồi!"
Năm sau, một mình ông Thanh tìm đến chơi nhà Hổ, Hổ sai mổ hai con lợn và bốn mâm xôi làm cỗ đãi khách. Người nhà bưng cho chủ và khách mỗi người  một con lợn và một mâm xôi. Còn Hổ ngốn hết phần ăn của mình rồi lại ăn trèo sang mâm của bạn. Nguyễn Thanh cả sợ nói: 
"Sức ăn của bác thật là như hổ. Cơ nghiệp nhà tôi giàu lắm cũng chỉ thết quan bác được mươi bữa mà thôi!"
Về sau, Lê Như Hổ làm quan to trong triều. Một lần vâng lệnh vua đi sứ Trung Quốc, Hổ đưa theo một người hàng thịt có tài biện bác để theo hầu. Khi sứ bộ đến kinh đô, vua Trung Quốc nghe tiếng sứ giả nước Nam là người ăn khỏe khác thường, mới sai dọn yến để xem thử thế nào. Vua bảo đặc biệt sai dọn 18 mâm cỗ đặt lên 18 tầng cao. Cỗ ở tầng thứ 18, vua sai đầu bếp giỏi lấy đầu cá làm thành một cái đầu trông như thật để dọa sứ giả. Đoạn sai mời riêng Hổ vào ăn, Hổ đập bụng ăn hết cỗ tầng dưới rồi trèo lên ăn cỗ tầng trên, liên tiếp một mạch không nghỉ. Ăn đến cỗ ở tầng thứ 18, Hổ thấy cái đầu người, nhìn qua biết là cái đầu cá, liền cầm đầu đũa móc con mắt giơ lên cho mọi người xem rồi bảo người hầu: 
"Ta xưa nay chưa biết mùi thịt người là thế nào, nay được hoàng đế cho ăn đầu người phương Bắc thật là quý. Vậy hãy đem dao lại đây cho ta."
Mọi người đứng dưới đều bịt mắt không dám trông lên. Việc đến tai vua, vua rất kính phục, nhưng cho câu nói của Hổ xúc phạm đến quốc thể, mới sai người hầu bưng đầu đi. Rồi vua sai lấy sơn gắn mắt Hổ lại, giữ riêng ở một nơi. Ba hôm sau, vua sai dắt Hổ đi khắp mọi nẻo trong hoàng thành rồi lại dắt trở về chỗ ăn yến cũ, hỏi: 
"Chỗ này là chỗ nào?". 
Hổ đáp: "Đây là chỗ tôi ngồi ăn yến hôm nọ". 
Vua khen là người là có tài, bèn tha cho Hổ không phải gắn mắt nữa.
Bấy giờ Trung Quốc trời làm hạn hán suốt ba tháng không có lấy một giọt mưa. Nhân có sứ giả các nước bốn phương đến chầu, vua mới hạ chiếu cho các sứ thần làm lễ cầu đảo. Ai cầu được ứng nghiệm sẽ được phong tước và trọng thưởng. Hổ nhờ người hàng thịt xem tượng trời biết là còn lâu mới mưa, nên tâu rằng: -
"Nước chúng tôi là nước bé, xin để sứ giả các nước lớn cầu đảo trước đi đã". 
Vua y theo. Sứ giả các nước lần lượt vào làm lễ đều chả ăn thua gì. Đến lượt sứ giả Việt Nam, Hổ tâu vua rằng: 
"Trong sứ bộ chúng tôi có một người có phép hô phong hoán vũ. Nếu bệ hạ muốn dùng xin để gọi vào". 
Vua lập tức cho đi gọi. Hổ đưa người hàng thịt đến cho vua. Người hàng thịt thấy trời chưa có dấu hiệu gì tỏ ra sắp có mưa nên lúc đến nơi, tâu vua: 
"Xin bệ hạ cho xây một cái đài cao 10 trượng: trên đó phải sắm đủ lễ vật cần thiết. Thần sẽ chọn ngày tốt để trai giới lên đàn rồi gọi mưa đến." 
Công việc cứ dềnh dàng mãi cho đến lúc rễ si và cỏ gà đều đâm nõn trắng, họ mới tâu vua xin bắt đầu làm lễ. Cúng ngày hôm trước thì hôm sau trời liền đổ mưa suốt hai ngày đêm. Người Trung Quốc từ vua chí dân đều mừng rỡ, khen sứ giả Việt Nam có bụng chân thành làm cảm động đươc trời đất. Vua Trung Quốc bèn phong cho người hàng thịt làm "Lưỡng quốc quốc sư" còn Hổ thì phong làm "Lưỡng quốc thượng thư".
Thấy Hổ có tài, vua Trung-quốc lưu lại bắt dạy hoàng tử. Hổ tuy muốn về lắm nhưng không thể chối được, bất đắc dĩ phải ở lại dạy học. Theo phép dạy của Hổ thì "trước học lễ, sau mới học văn". Hễ hoàng tử hơi có tí lỗi là Hổ cầm roi vụt ngay vào đít. Hoàng hậu thương con hay phải đòn, mới xin vua chọn một ông thầy khác. Vì thế Hổ ta được trở về nước. Lúc hai thầy trò Hổ về, vua Việt Nam cho là họ có công lao, phong thưởng rất hậu. Khi Hổ chết, vua Trung Quốc sai sứ sang điếu và ban cho một cái áo quan bằng đồng.


Xem thêm các truyện khác tại đây:

KHẢO DỊ

Trong Công dư tiệp ký còn có truyện Hai anh em Lê Nại, Lê Đỉnh trong đó có Lê Nại sức ăn rất khỏe phần nào giống với Lê Như Hổ. Nhà Nại nghèo được ông Thượng Vũ Quỳnh gả con gái cho. Trong khi ở gửi rể, Nại hết ăn no lại nằm không chịu học hành gì cả. Cha vợ tìm đến nhà cha Nại hỏi: - "Nghe nói con ông là một người chăm học thế mà từ khi đến ở nhà tôi thì hết sức lười". Cha Nại   hỏi: - "Mỗi bữa ông cho nó ăn bao nhiêu?" - "Một nồi hai cơm" - "Thế thì nó không chịu học là phải. Ngay như nhà tôi mà mỗi bữa cũng phải thổi cho nó ăn nồi năm".
Ông thượng rõ chuyện, mới về bảo người nhà thổi một nồi ba cơm cho chàng  rể ăn thì ông Nại học đến canh ba, sau lại cho ăn nồi tư thì lại học đến canh tư, cho ăn nồi năm thì học đến sáng. Ông Thượng mừng, nói: - "Rể ta có sức ăn hơn người tất có tài hơn người". Từ đó sai thổi cơm nồi mười cho rể ăn. Quả nhiên ông Nại học thâu đêm suốt sáng, ít khi ngớt tiếng. Về sau ông  thi đậu Trạng  cùng làm đến thượng thư như cha vợ. Cha vợ có làm thơ tặng con rể:

Tiên sinh Mộ-trạch, ăn khỏe nổi danh,
Mười tám bát cơm, mười hai bát canh. 
Đi thi đỗ Trạng, tên trùm làng Nho, 
Chứa vào càng khỏe, phát ra càng to.
Đồng bào Tây-nguyên có truyện Bớt Rơ kén rể và chuyện Chàng Rá, cũng nói đến một nhân vật đi làm rể, ăn khỏe và ngủ nửa ngày mới dậy, nhưng làm việc  thì như thần (hoặc nhờ có phép thần):

Trong truyện Bớt Rơ kén rể (của người Bahnar) thì ông Rơ có bốn cô gái, ông sai con gái đi làm đổi công cho các gia đình để tìm một người rể lao động khỏe. Đầu tiên, ông gặp Néc Ne, rồi gặp Hơ-le Hờ-lép. Những anh chàng này chỉ nhờ thức khuya dậy sớm lao động hùng hục nên ông không vừa ý. Sau ông gặp Ma- toong Ma Oắt lao động cừ, ông gả ngay hai cô gái đầu. Sau gặp  Đam Trong  cũng giỏi, gả cô thứ ba cho y. Còn cô gái út xinh nhất ông không thấy người nào vừa ý cả. Có anh chàng Rết xấu xí ăn mặc lôi thôi, lại ngủ trưa mãi đến lúc mặt trời mọc cao mới đi làm. Ấy vậy mà khi làm anh ta nhờ phép thần có một sức mạnh không ai bì kịp, vỡ cả một khu rừng mênh mông trong một loáng, rồi lại  đốt rất nhanh. Qua nhiều lần thử thách ông Rơ biết Rết có tài phép bèn gả con  gái cho chàng tuy hình thức bề ngoài khù khờ xấu xí bị mọi người dè bỉu.

Ở truyện Chàng Rá (của người Hrê) thì có một bà cụ nghèo sinh một đứa con xấu xí tròn như quả bầu đặt tên là Rá. Rá ăn rất khỏe, mới lọt lòng đã ăn hết đấu gạo. Lớn lên đi ở với một tù trưởng, ai cũng ghét trừ có cô Tám là thương Rá, nhận hàng ngày đưa cơm cho anh. Khi đến nơi thấy Rá còn ngủ, tiếng ngáy như sấm. Cô gái chờ Rá dậy, đưa cơm cho Rá ăn, rồi đứng rình xem thì thấy Rá bỗng tách đôi thành nhiều người rất khỏe, đẹp, hát hay và chia nhau chặt cây, chỉ một loáng là xong. Sau cô gái ốm tương tư đòi lấy chàng Rá. Bố mẹ thuận gả nhưng đuổi hai vợ chồng ra khỏi nhà. Nhờ có phép, Rá trở nên giàu có, còn tù trưởng   thì sau hóa thành hổ.

Phương Tây có một loạt truyện phần nào giống với truyện Lê Như Hổ ở phần đầu. Đây là truyện của Pháp:
Một nhà nghèo có đứa con tên là Phước (Bénédicité), 18 tuổi mà không ra khỏi giường. Một hôm, người bố bảo: - "Dậy con! Đã đến lúc làm việc!". Phước dậy đến làm công cho một chủ trại trong vùng và đề nghị ba điều: 1. Không dậy trước 5 giờ sáng; 2. Ăn no đủ; 3. Cuối năm trả thóc vừa đủ sức mình mang. Chủ trại thấy điều kiện có lợi cho mình nên chấp nhận.
Sáng hôm sau các đầy tớ khác của chủ trại dậy từ hai giờ sáng đi chặt củi, Phước cứ đúng giờ mới dậy. Chủ cho dọn một bát súp nhỏ, anh đáp: - "Không được! Phải một nồi súp và 3 ổ bánh tướng kia". Chủ cho ăn đủ. Ăn đoạn, chủ sai thắng xe năm ngựa đi chở củi về. Dọc đường, anh nhổ 4 cây vứt lên xe, ngựa kéo ỳ ạch. Lại bó thêm 2 cây nữa, ngựa không kéo nổi. Phước tháo ngựa bỏ cả lên xe rồi tự tay kéo về, mà lại về trước mọi người.
Chủ ngạc nhiên về sức khỏe của anh, bèn sai đi chặt một rừng củi nếu không xong thì đuổi. Phước đến rừng, nằm nghỉ ở gốc cây. Cô ở gái mang cơm trưa  đến, vẫn thấy ngủ chưa dậy. Nhưng đến chiều thì đã chặt xong. Hôm sau chủ sai đi canh cối xay. Ở đấy có quỷ dữ, người nào đã đến thì không thể trở về, nhưng khi quỷ nhảy ra khỏi lò sưởi liền bị anh giết chết. Chủ lại sai anh mang thư cho con mình cách đây 30 dặm, dặn con cho Phước ăn đầy đủ rồi giết đi. Anh vác ngựa lên vai 15 dặm rồi cho ngựa mang mình 15 dặm. Con lão chủ bắn súng nhỏ vào anh, anh nói: - "Ở đây có loài ruồi cắn khó chịu nhưng không độc lắm". Bắn súng lớn cũng không ăn thua. Anh lại trở về vô sự. Chủ lại sai anh lau giếng sâu. Đang lau, chủ ném xuống một cối xay 1000 cân. Cối quàng vào cổ thành cái vòng. Lại ném một cái chuông nặng 2 vạn cân. Chuông úp lên đầu. Lên khỏi giếng, Phước cất chuông chào, nói: đây là cái mũ ngủ, lại cất cối, bảo: đây là khăn quàng cổ.
Chủ phải cho về, anh đòi tiền công. Chú đưa hai bao thóc, anh không lấy; đưa  8 bao, anh chỉ nhấc bằng một ngón tay; đưa 32 bao nhấc bằng 2 ngón. Cuối cùng chủ phải đưa 100 bao, anh mới nhận và vác về.

Truyện của Đức do Grim (Grimm) sưu tập cũng nói tới một "Khổng lồ trẻ" khi thức không chịu dậy, đòi ăn trước khi lên rừng, ngốn hết khoảng trên 20 lít đậu và làm xong việc trước mọi người. Truyện của Hy-lạp (Grèce) có nhân vật là  Jăng ra đồng làm việc với bố và các anh. Anh nằm dưới đất ngủ đến chiều mới bắt tay vào làm, nhưng lại làm xong trước mọi người.

Đoạn cuối của truyện Lê Như Hổ gần giống với truyện Trạng Ếch:
Xưa có một ông quan có một người vợ lẽ rất đẹp nhưng phải ly dị vì người vợ cả của ông có máu ghen. Người vợ lẽ sau đó lấy một người bắt ếch ăn ở với nhau rất vui vẻ. Một hôm, chồng mổ ếch, bắt được ngọc. Ngọc đó chàng dùng chữa mắt cho nhà vua nên được làm quan. Một lần trời đại hạn, vua hứa ai cầu được mưa sẽ phong cho làm Trạng. Người chồng nhờ xem đùi ếch biết trước ngày mưa, vội xin vào cầu. Quả nhiên đúng ngày tháng trời mưa to. Anh chàng được phong làm Trạng nguyên và mang tên Trạng Ếch.

Nguồn: “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam – Nguyễn Đổng Chi”

BÀI ĐĂNG ĐƯỢC XEM NHIỀU

List of Vietnamese fairy tales

Vietnamese  fairy tales includes many stories as Tam and Cam; So Dua; Hundred – knot- bamboo tree... which were spread in folk. Each stories has  its own meaning. I think I can not translate exactly each word into english but I will try my best to convey its meaning to you. Hope you like them!

The Tale of the Hundred - knot Bamboo tree

Once upon a time, there had a boy who was poor, had no field. Therefore, he found the way to work for a landlord. He was healthy, worked hard and great in working so the landlord wanted him to work for him long time without any pay. One day, he called the boy to come. "You are honest and healthy. If you agree to work for me in three years without pay, I will let you marry with my only daughter after that." The boy agreed. He believed completely. He worked very hard, help the landlord turn richer that he could build more houses, buy more fields and cattles. Then, time passed. Three years nearly crossed, the boy always remembered his master's promise while his master, the landlord didn't want to do his promise. He in secret had found another boy for his daughter, a son of another landlord in that area. Therefore, what he need was a reason to refuse the boy. One day, he called the boy to come. "You have worked very hard for three years, waken early, slept late....

Bài 14: Danh từ đếm được số ít và số nhiều và quy tắc thêm chuyển từ danh từ đếm được số ít sang số nhiều.

      Như chúng ta đã biết danh từ thường phân thành nhiều loại nhưng về mặt ngữ pháp bạn chỉ cần biết danh từ gồm hai loại: danh từ đếm được và danh từ không đếm được. Về cơ bản mình sẽ nói qua một chút về danh từ đếm được và danh từ không đếm được vì bài này chủ yếu xoay quanh danh từ đếm được. Về bản chất danh từ đếm được là những từ bạn có thể kiểm soát nó bằng mặt số lượng tức là bạn có thể đếm 1, 2, 3 cái gì đó và nó có sự phân biệt giữa số ít (một) và số nhiều (hơn một) của loại từ này trong ngữ pháp của câu. Ví dụ: I have  bananas và  I have  a banana  có sự khác biệt rõ ràng, bạn có nhận thất mạo từ  “a”  ở trước banana không? Thêm nữa Bananas  are  yellow và a banana  is  yellow bạn có nhận thấy động từ đi kèm có sự khác biệt không; danh từ số nhiều sẽ tương đương vói ư chỉ ngữ they và danh từ số ít sẽ tương đương vói it. Cơ bản là thế. Còn về danh không đếm được thì bạn phải cân, đo, đong như những...

Thuong Luong

Thuong Luong was common name of creatures which are in people’s imagines. They are distant relatives of dragons. While dragons are worshiped as gods, the gods ruled rivers and sea and the gods can make rains, Thuong Luong is not respected as dragons that the creatures are too amorous, combative, wild, and have bad behaviors. All most of them like to harm people.

Thanh Giong

Once  upon a time, a woman was old but she had not given birth a child. One day, when she went to her field, she saw a stranger footsore on the ground. The big footsore made her surprise and said: “omg, this footsore is so big” the she put her foot into the footsore. More 9 months later, she gave birth to a little boy named Giong. The boy was extraordinary that he was over three years old but had not spoken. He only knew lying and smiling. vietnamesefairytales.blogspot.com That year, the enemies they were known An planed to attack the country of the boy. They were merciless. Wherever they had gone, houses were ruined, fields were fired, people were killed. The sight behind them is mess of corpse and blood and ashes.The King was worry he forced his servants to look for person who could fight against the enemies.  One day, a servent went to Giong’s village while the woman was holding the boy in her arms, she said sadly that: “Giong, I wonder that when you hav...

Thach Sanh and Ly Thong Chapter 1

Chap 1:  fight with huge snake  Once upon a time, a woodcutter and  his wife were over sixty years old but they had had not any children. Although they were sad, they still did good thing and hoped God would give them one child. At last, their kindness had come to King of heaven who requested his son to fly down and reincarnate to be the old couple’son. They had just enjoyed the happiness for a short time. Then, the old man died, before his son was born. Vietnamesefairytales.blogspot.com After that, the woman gave birth to a beautiful, strength boy. She named him Thach Sach. The poor boy grew up with no father then his mother also left after few years living with him. They only left him an ax and a pair of shorts. Day by day, he went to forest, cut tree, split them then took to market to get money. When he was thirteen, king of heaven forced his servants down to teach him magic and martial arts. Then they was back heaven, Thach Sanh continued living alone in...

Wishing pearl

De was a young boy. His parent was servants of a landlord. Every morning, De led landlord’s cattle to meadow and brought them back at nightfall. De used to be excited in playing with his fellows and when he was in his game he didn’t care anything. Many times the cattle he herded ate rice on field and the owners used to beat him pained but he still left cattle and joined in his fellows. One normal day, he and his fellows had a swimming competition. An award was given to the winner that he couldn’t refuse. Therefore, he participated in the competition and left his cattle on a wild hill. They swam and dived in water until noon and when they walked on ground, a cow had disappeared. The cow belonged to no one but his master. Children separated to find the cow but the cow seemed to vanish they couldn’t find it. Sun was going to down, children made their ways to home they left De staying at there. Day stayed at there alone crying. After that, he fell in sleep. Latter, he was woken up b...

So dua - Coconut boy

Once upon a time, there in a village had a couple who worked as servants for a landlord. Although they were over fifty years old, they had ever not had a child. They were sad about that, but they had never given up to dream about a child. One day, it's a very hot day, when the wife was working in the field and felt very thirsty. She seeked for water, but she didn't see any but a little water in a skull which was in a hole beside an ancient tree. She had no choice but to drink it. Right the moment she drank, the feeling of cold water running from her throat to her stomach made her felt very comfortable. As a magic, she was pregnant after that short time. Then, the husband died before he got the happiness looking his child be born. After nine months and ten days, the wife gave birth a son but he didn't look like any child on the world. He had no feet, no leg, and even no body. He just had a head with full of eyes, nose, ear, hair and mouth on it. He didn't ugly but was ...

Bài 1.5: Cách sử dụng at, on, in cho thời gian, ngày, tháng, năm, mùa.

Chào các bạn! Bởi vì mình có hay dich truyện và một vài thứ linh tinh khác nên thường bắt gặp ngày, tháng năm. Thật ra khôngkhó để sử dụng đúng nhưng mỗi lần cần đến mình lại phải tra lại tra cứu. Điều đó rất mất thời gian nên hôm nay mình viết một bài liên quan đến at, on, in + thời gian để giúp bạn nào chưa biết và giúp chính mình nhớ được cách sử dụng của các giới từ at, on, in và dạng thời gian được theo sau giới từ đó.