Skip to main content

Truyện 47. chàng Lía


Ngày xưa có một nhà nông phu nghèo ở Gò Sặt, tỉnh Bình-định có một đứa con trai tên là Lía. Từ thuở lọt lòng, Lía đã mồ côi cha nhưng chóng lớn và khỏe mạnh. Năm lên bảy, một mình Lía có thể hạ bọn trẻ cùng lứa tuổi trong những keo vật. Một vài năm sau tất cả những đứa trẻ trong vùng đó đều sợ Lía.
Một hôm, Lía đấu võ với một đứa lớn tuổi. Lía dồn địch thủ vào một thế rất nguy hiểm làm cho nó hốt quá phải van lên: - Tôi lạy anh, anh tha cho, tôi xin gọi anh là vua!
Từ đó cái tên "Vua Lía" được bọn trẻ hay dùng. Chúng nó ngày ngày làm kiệu khênh Lía đi khắp nơi.
Một người hàng xóm mách tin đó cho mẹ Lía biết và nói: - Chao ôi! Bà liệu chừng cái đầu của mẹ con bà đó! Mẹ Lía đâm hoảng: - Chết tôi! Lạy Trời cho nó đừng sinh nguy.
- Bà cho nó đi học đi. Đem gửi nó cho ông đồ, ông ấy kèm cho!
Từ đó, Lía phải đi học. Ông đồ tuy dữ đòn nhưng Lía không sợ. Chàng thích học võ hơn là học chữ. Chàng thường lén thầy ra vườn, đi những bài quyền học lỏm được của người khác. Mấy luống rau của ông đồ chả còn có cây nào mọc được. Một hôm, giữa lúc bị thầy nọc cổ xuống đánh, Lía lấy roi bẻ vụn từng khúc. Ông đồ nhìn Lía tặc lưỡi. Ngày hôm đó ông dắt đứa học trò cứng đầu ấy đến trả cho mẹ nó.
Lía khoái chí vì ngày ngày khỏi phải ê a chán ngắt. Chàng lại cầm đầu bọn trẻ đùa nghịch như xưa. Một hôm, Lía chọn mấy đứa lớn khỏe, cùng mình lên núi vắng đón những người lạ mặt đi chợ về cướp lấy gánh gồng tay nải. Được thứ gì, Lía thường chia cho anh em cùng hưởng. Người ta lại mách cho mẹ Lía biết. Lần này mẹ Lía hết đánh con đến van vái con. Lía thề xin chừa. Chàng rất thương mẹ, không muốn để mẹ cực khổ về mình. Nhưng rồi chứng nào vẫn giữ tật ấy. Cuối cùng thì mẹ Lía bắt Lía đi ở chăn trâu cho một nhà giàu ở một làng khác thật xa.
Ở đây Lía lại có bạn mới. Mỗi ngày chàng và bạn phải lùa đàn trâu lên núi cao cho ăn. Sau những cuộc đua chọi bằng đánh cù đánh vật, bọn trẻ ở đây tôn Lía làm đàn anh. Dần dần chàng cùng bọn chúng đón đường cướp giật tay nải của những người bộ hành đi lẻ tẻ trên những con đường vắng vẻ.
Một hôm, Lía hứa với bạn ngày mai sẽ đãi tiệc. Chúng chỉ phải chuẩn bị dao nồi và mắm muối. Hôm sau, khi chúng tập hợp đầy đủ, Lía bảo: - "Chúng mình làm thịt nghé ăn chơi!". Chúng nói - "Không sợ chủ nó bắt đền à?" - "Cứ ăn ngay con nghé của chủ tao, tội vạ tao chịu". Nói rồi giết ngay con nghé tơ xẻ thịt nấu ăn. Chàng bảo chúng: -Về nhà cứ nói hộ tao rằng cọp tha mất nghé là đủ.
Lần ấy quả có "động rừng" cho nên mưu của Lía đắt. Người nhà giàu tìm nghé mãi không được, tin là bị hổ vồ nên không căn vặn gì lắm. Được ăn quen mùi, chúng giở mưu đó làm đi làm lại hết nghé chủ này đến bò nhà khác. Cuối cùng bọn chủ biết được. Chúng bắt đền cha mẹ bọn trẻ. Người ta hay chuyện, ai cũng giận Lía, toan bắt giải quan. Nghe tin không hay, Lía bỏ trốn biệt.
Khi bước về nhà, Lía thấy mẹ đang nằm trên giường bệnh rên khừ khừ. Chàng lại dùng lối cướp giật kiếm tiền mua thuốc. Được của ngon vật lạ, Lía đều đưa cho mẹ ăn. Mẹ hỏi: - "Mày lấy ở đâu ra thế?". Lía nhất định không nói, chỉ năn nỉ mẹ ăn cho là đủ.
Sau khi mẹ chết, Lía không có kiêng nể một ai nữa. Đói thì đi cướp giật để ăn, siêng thì ra đồng luyện võ nghệ. Một hôm, Lía giật cái thúng trong đó có mấy quan tiền của người qua đường. Thấy người ấy òa khóc, chàng gạn hỏi mới biết là anh ta vừa bị một tên chánh tổng cướp đoạt gia sản nay bị đuổi ra khỏi nhà, lưng vốn chỉ còn có bấy nhiêu. Nghe kể chuyện, Lía bừng bừng nổi giận. Mặc dầu bụng đói, chàng trả tiền cho người lạ rồi dò hỏi tìm đến đánh vỡ đầu tên chánh tổng. Quan trên vì việc ấy sai một toán lính về bắt Lía. Nhưng khi về đến làng, bạn của chàng đã tin trước cho chàng đi trốn.
Lía không có họ hàng thân thích nên khi bỏ nhà ra đi, chàng không có chỗ ở nhất định. Tối lại ngủ chùa ngủ đình, đói ở đâu thì cướp ở đó.
Một hôm đi qua truông Mây, Lía thấy một bọn cướp chặn đường đòi tiền mãi lộ. Chàng vờ sợ hãi đưa tay nải ra. Nhưng bọn cướp vừa xông lại liền bị chàng cho mỗi đứa một đá văng ra bốn phía. Cả bọn cướp ở trên núi kéo xuống bổ vây nhưng bị Lía nhổ cây làm gậy đánh cho thất điên bát đảo. Chủ trại thấy võ nghệ chàng tuyệt trần bèn mời chàng nhập bọn. Lía vui lòng dừng chân lại đây để chấm dứt cuộc đời lang thang.
Ba người chủ trại tên là Hổ, Nhẫn và Chân có tiếng võ nghệ cao cường không ai địch nổi. Trong mấy năm họ đóng ở truông Mây mọi người đều sợ. Cả đến quan tỉnh quan huyện cũng đều kiềng mặt. Người ta gọi tôn là "cha Hổ, chú Nhẫn, mẹ Chân". Từ lúc Lía nhập bọn, bọn cướp truông Mây càng thêm vây cánh và càng lộng hơn trước.
Một hôm, bọn họ kéo nhau ra Bồng-sơn cướp một tiệm buôn lấy được của cải và hàng hóa bộn bề. Trở về trại, họ mở tiệc ăn mừng. Khi chia những của cướp được, bọn cha Hổ toan chiếm lấy phần nhất. Nhưng Lía nhất định không chịu: - "Nếu không có tôi - chàng nói - thì các chú đã dám vào nhà chưa?". Rồi Lía đòi ba chủ trại hãy ra sân cùng mình tỉ thí. Quả nhiên, trong cuộc đọ sức, sức khỏe và võ nghệ của Lía mười phần, bọn cha Hổ không được một. Thấy Lía toàn tài, cả trại đồng thanh tôn chàng làm chủ.
Từ ngày Lía làm tướng, hành động của bọn cướp truông Mây có phần thay đổi. Lía cấm lâu la không được cướp giật của những người qua lại, không được cướp của cải của người nghèo: - "Đã cướp - chàng nói - chúng ta làm những mẻ cho to, gõ vào đầu bọn trọc phú, cần gì đi vét hầu bao của những kẻ khố rách?". Thường khi cướp được nhiều của, Lía bắt trích một nửa phân phát cho những người nghèo trong vùng. Chẳng những thế, mỗi lần trong tỉnh xảy ra chuyện gì mà Lía cho là trái lệ, chàng liền kéo bọn truông Mây đến can thiệp.
Từ đó cái tên truông Mây, cái tên Lía được dân nghèo ca tụng. Trái lại, bọn quan lại, bọn nhà giàu trong tỉnh thì sợ mất mặt. Quan tỉnh nhiều phen phái quân đến tiễu trừ nhưng mỗi lần xuất quân đều bị họ biết trước và bị đánh cho tan tác. Bọn quan tỉnh không làm thế nào được, muốn báo về triều đình, nhưng lại sợ tội trút lên đầu nên đành để mặc Lía và thủ hạ tung hoành.
Ít lâu sau, nghe vua mở khoa thi võ, Lía có ý muốn trổ tài với thiên hạ, lập chút công danh. Bọn cha Hổ không cản được, đành ở lại giữ trại cho Lía cải trang ra đi.
Khoa ấy ở trường Bình-định có một viên chánh chủ khảo ăn tiền như rác. Thí sinh ai có lo lót ít nhiều, hắn mới chịu nhận đơn. Thấy Lía nạp đơn không có "vi thiềng", chánh chủ khảo đập bàn quát: - "Mày là thằng nào mà không biết lệ trường thi. Đơn từ làm dốt nát thế này. Lính đâu, đuổi cổ thằng này không cho thi nữa". Nghe mấy lời đó. Lía căm tức vô hạn, nhưng giữa nơi quân lính đông đảo, gươm giáo sáng lóe, chàng đành nuốt giận không dám ra tay. Chàng đi gấp về sơn trại kể việc đó cho bọn cha Hổ nghe và nhất định đem lâu la xuống núi rửa hờn. Cả bọn cải trang rất khéo và hoạt động rất kín đáo. Chỉ vào khoảng nửa đêm, quân của Lía đã lọt vào thành và phục sẵn, chờ lệnh Lía là hành sự. Chánh chủ khảo đang ngon giấc với nàng hầu thì bị một nhát dao vào cổ. Vợ hắn chỉ còn biết dập đầu van lạy. Thấy nàng đẹp, Lía bắt luôn đưa về sơn trại làm vợ.
Mọi việc quá êm lẹ nên mãi đến gần sáng quan quân mới biết. Suốt tỉnh náo động. Sau cùng dò la mãi người ta mới biết rằng bọn cướp truông Mây gây ra việc đó. Lần này không thể giấu được triều đình, bọn quan lính phải làm sớ tâu vua và xin thêm quân để tảo trừ.
Bên phía quân truông Mây cũng lo đắp đồn luyện quân để phòng thủ sơn trại. Vì thế quân đội triều đình mấy lần xông xáo đều bị thất bại. Các quan ai cũng lấy làm lo. Nếu không lập mưu diệt Lía thì bọn họ không thể nào còn ngồi ấm chỗ.
Nghĩ rằng nếu dỗ được vợ Lía làm nội ứng hắn rất có lợi, các quan đầu tỉnh bàn nhau sai ba tên lính giả làm lái buôn lụa để dò bụng nàng. Ba tên này nhờ lo lót với bọn canh cửa nên lọt qua truông Mây vào bán hàng cho vợ Lía để dò ý. Giữa khi giở các súc gấm vóc cho vợ Lía xem, bọn chúng cố ý để lộ cho nàng thấy một chiếc nhẫn của chánh chủ khảo để lại. Người đàn bà hiểu ý, sai đuổi kẻ hầu ra ngoài. Bọn chúng đưa mắt cho nàng và nói nhỏ: - "Chúng tôi lặn lội lên đây là vì mối thù của bà lớn". Đoạn chúng móc trong tầng áo lót, đưa ra một phong thư của quan tỉnh hứa với nàng nếu làm nội ứng trừ được giặc, sẽ có trọng thưởng. Vợ Lía nhận lời và hẹn ngày thi hành kế độc.
Đến ngày ấy, vợ Lía sắm sửa một tiệc rượu rất linh đình mời bọn cha Hổ, chú Nhẫn, mẹ Chân đến dự, nói là ăn giỗ mẹ. Nàng ăn mặc rất đẹp, liếc mắt đưa tình và chuốc chén mời mọi người. Bọn Lía không ngờ là độc kế, cứ uống tràn. Rượu đã có tẩm thuốc mê nên chưa tan tiệc mà bốn chủ trại đã say khướt, không còn biết gì trời đất. Vợ Lía cho bọn lâu la hạ tiệc xuống, ra sau trại ăn uống cùng nhau. Còn lại một mình, nàng lấy thừng lớn trói bọn cha Hổ với nhau làm một đống. Về phần Lía, biết chàng có sức khỏe phi thường nên nàng dùng mười lớp dây thừng buộc chặt vào tấm phản. Xong đâu đó, nàng cho người tâm phúc ra khỏi sơn trại báo tin.
Nghe báo, quân triều đình lập tức tiến công. Quân truông Mây không có tướng nên tan vỡ rất chóng. Quân triều đình kéo ùa vào trại như vào chỗ không người. Bấy giờ Lía đã hơi tỉnh. Thấy nguy biến, chàng định vùng dậy chạy, nhưng toàn thân mắc cứng vào tấm phản. Biết là đã rơi vào bẫy, Lía bèn dùng hết sức bình sinh giãy đứt dây buộc chân rồi đứng dậy mang cả tấm phản lớn sau lưng. Chàng húc mấy cái vào cột nhưng dây buộc chặt quá không thể làm gì được. Thấy đã quá gấp, Lía cứ để vậy chạy ra phía cửa trại phá vòng vây xông ra. Tấm phản là một chướng ngại lớn cho chàng, nhưng cũng là tấm mộc rất tốt. Mấy tên lính thứ thì bị cái đá của Lía, thứ thì bị tấm phản húc vào đầu nên toáng đảm không dám đuổi, đành trở vào bắt bọn cha Hổ, chú Nhẫn, mẹ Chân giải nạp.
Thoát vây, Lía cứ rừng già chạy một mạch. Mãi đến xế chiều bụng quá đói, sức quá mệt, chàng mới dừng lại nghỉ bên bụi cây. Gặp một ông già gánh củi từ rừng sâu xăm xăm bước ra, Lía nhờ ông cởi trói giúp. Khi tấm phản rơi xuống, ông già rút mo cơm ra cho chàng ăn. Lía không từ chối đón lấy ăn ngay. Ăn xong chàng vái ông già và nói: -Tôi là thằng Lía, lâu nay vẫy vùng một cõi không ai làm chi nổi, nay mắc mưu một đứa nhi nữ, thân thế phải đến nỗi này sống làm chi nữa cho thêm nhơ nhuốc,. Lía này nhờ được ông cởi trói lại nhịn bữa cho ăn, ơn ấy không biết lấy gì mà trả. Vậy Lía xin dâng vật này, ông hãy mang xuống nạp quan mà lĩnh thưởng.
Cụ già vừa nghe dứt lời thì đã thấy thủ cấp của Lía nằm ngay trước mặt. Ông cụ vốn hâm mộ Lía. Ông toan giúp Lía đi trốn để khôi phục cơ đồ nhưng không ngờ Lía quá nóng nảy tự hủy tấm thân. Than khóc hồi lâu, ông chỉ còn biết đem thi thể của chàng chôn cất một nơi kín đáo không ai biết.
Ngày nay vẫn có ca dao:
Chiều chiều én liệng truông Mây,
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành.
Hết.

KHẢO DỊ
Truyện trên được đồng bào ở Đề-gi thuộc Bình-định kể lại, dựa theo Vè chàng Lía. Nhưng Trần Việt Ngũ còn sưu tầm được một bài Vè chàng Lía thứ hai do một người ở Quảng-ngãi đọc. Bài vè này không nói đến việc Lía đi thi và những biến cố bi đát xảy ra cuộc đời chàng. Đại thể ở đây cũng nói đến thời trẻ của Lía: nhà nghèo, mồ côi bố, tính hung dữ nhưng lại có hiếu với mẹ. Mấy lần đi ăn xin về nuôi mẹ bị bọn phú hộ và chức dịch xua đuổi, tức mình Lía bèn đi ăn trộm. Một hôm đang trộm bị bắt quả tang, bị xã trói, đóng gông, nhờ có một hương sư xin tha, đưa về cho đi chăn trâu. Chơi với trẻ chăn trâu, Lía cũng bày trò làm vua, khênh kiệu nhưng không có chuyện ăn thịt trâu của chủ. Nhân một hôm có một con cá lóc từ dưới nước nhảy lên bờ, Lía bắt chước tập miếng võ nhảy cao. Về sau Lía bỏ trốn vì lỡ tay đánh một đứa trẻ vỡ đầu.
Bước vào nghề cướp bóc, Lía giết chết một tên phú hộ và rạch trán người vợ hương quản để báo thù việc chúng đã xử tệ lúc mình đến nhà chúng ăn xin. Vì nhớ mẹ - mẹ đã chết lúc nghe tin con giết người - Lía lần về quê hỏi tin, bị bọn làng vây bọc, Lía chống đỡ suốt ngày đêm, rồi dùng miếng võ "cá lóc" trốn được.
Ở đây cũng có việc Lía thắng bọn cha Hổ chú Nhẫn và cũng được suy tôn chủ trại. Mấy lần đón gánh hát bội lên trại mua vui, Lía đều giết bầu gánh vì chúng coi thường khả năng thưởng thức nghệ thuật của Lía, trừ có một gánh được Lía thưởng rất hậu vì hát hay.
Về sau Lía chiêu binh mãi mã củng cố trại. Bọn trọc phú, bọn quan lại đều là đối tượng của Lía. Tin đến tai vua, vua sai đại tướng đem 10 vạn quân đi đánh. Lía đánh cho tan tành, chiếm lấy thành trì, nhưng sau đó bị tên đô đốc vây thành rất ngặt, Lía phải dùng miếng "cá lóc" nhảy khỏi vòng vây, trở về căn cứ thủ hiểm. Đô đốc đánh không nổi, đành xin vua bãi binh.
Theo lời một người Bình-định khác kể thì mỗi lần Lía đi thăm các sơn trại, thường có thói quen phóng một cái mâm thau lên trời. Phóng vừa xong Lía đã nhảy theo ngồi trên mâm thau để mâm chở mình đi. Mô-típ trên chắc là phần nào chịu ảnh hưởng của loại mô-típ phổ biến trong các truyện anh hùng ca của người Ba-na (Bahnar), Ja-rai (Djarai)... (ví dụ truyện Ghi-ông Ghi-ở). Nhân vật anh hùng ở đây thường ném cái khiên lên trời để nó chở mình đi khắp nơi.

Xem thêm các truyện khác tại đây:
-----

BÀI ĐĂNG ĐƯỢC XEM NHIỀU

List of Vietnamese fairy tales

Vietnamese  fairy tales includes many stories as Tam and Cam; So Dua; Hundred – knot- bamboo tree... which were spread in folk. Each stories has  its own meaning. I think I can not translate exactly each word into english but I will try my best to convey its meaning to you. Hope you like them!

Thanh Giong

Once  upon a time, a woman was old but she had not given birth a child. One day, when she went to her field, she saw a stranger footsore on the ground. The big footsore made her surprise and said: “omg, this footsore is so big” the she put her foot into the footsore. More 9 months later, she gave birth to a little boy named Giong. The boy was extraordinary that he was over three years old but had not spoken. He only knew lying and smiling. vietnamesefairytales.blogspot.com That year, the enemies they were known An planed to attack the country of the boy. They were merciless. Wherever they had gone, houses were ruined, fields were fired, people were killed. The sight behind them is mess of corpse and blood and ashes.The King was worry he forced his servants to look for person who could fight against the enemies.  One day, a servent went to Giong’s village while the woman was holding the boy in her arms, she said sadly that: “Giong, I wonder that when you hav...

Bài 1.2: Phân biệt tân ngữ và bổ ngữ.

Hầu hết các bạn học tiếng anh đều đã từng nghe qua khái niệm tân ngữ và bổ ngữ nhưng không phải ai cũng làm rõ hai khái niệm này. Vì vậy mình có viết một bài hy vọng phần nào giúp ích cho các bạn trong việc phân biệt rõ đâu là bổ ngữ và đâu là tân ngữ. Việc này có thể có ích cho các bạn khi nghiên cứu các tài liệu học tiếng anh khác.

Bài 1.5: Cách sử dụng at, on, in cho thời gian, ngày, tháng, năm, mùa.

Chào các bạn! Bởi vì mình có hay dich truyện và một vài thứ linh tinh khác nên thường bắt gặp ngày, tháng năm. Thật ra khôngkhó để sử dụng đúng nhưng mỗi lần cần đến mình lại phải tra lại tra cứu. Điều đó rất mất thời gian nên hôm nay mình viết một bài liên quan đến at, on, in + thời gian để giúp bạn nào chưa biết và giúp chính mình nhớ được cách sử dụng của các giới từ at, on, in và dạng thời gian được theo sau giới từ đó.

The tale of watermelon

Once  upon a time, a young man whose name was Mai An  Tiem   was a slave. He was sold to a King named Hung   Vuong . Mai An   Tiem   was clever, he   learned   vietnamese   language very fast.   Futher , he knew so many stories, places and could do everything so good so he was liked by Hung   Vuong   very much that wherever Hung   Vuong   had come he also came with him. Three years later, he was Hung   Vuong   let to become a noble and was stayed in a building near the castle. Besides, Hung   Vuong   made his daughter become his wife.  Mai An   Tiem   now had wife, a five-year-old son, servants and assets. He seemed to lack nothing. Although he had never been arrogant people still were jealous with his his luck. vietnamesefairytales.blogspot.com One day, people who were participating in a party complimented as much as they could but he only said: “That because of ...

Thach Sanh and Ly Thong Chapter 1

Chap 1:  fight with huge snake  Once upon a time, a woodcutter and  his wife were over sixty years old but they had had not any children. Although they were sad, they still did good thing and hoped God would give them one child. At last, their kindness had come to King of heaven who requested his son to fly down and reincarnate to be the old couple’son. They had just enjoyed the happiness for a short time. Then, the old man died, before his son was born. Vietnamesefairytales.blogspot.com After that, the woman gave birth to a beautiful, strength boy. She named him Thach Sach. The poor boy grew up with no father then his mother also left after few years living with him. They only left him an ax and a pair of shorts. Day by day, he went to forest, cut tree, split them then took to market to get money. When he was thirteen, king of heaven forced his servants down to teach him magic and martial arts. Then they was back heaven, Thach Sanh continued living alone in...

Wishing pearl

De was a young boy. His parent was servants of a landlord. Every morning, De led landlord’s cattle to meadow and brought them back at nightfall. De used to be excited in playing with his fellows and when he was in his game he didn’t care anything. Many times the cattle he herded ate rice on field and the owners used to beat him pained but he still left cattle and joined in his fellows. One normal day, he and his fellows had a swimming competition. An award was given to the winner that he couldn’t refuse. Therefore, he participated in the competition and left his cattle on a wild hill. They swam and dived in water until noon and when they walked on ground, a cow had disappeared. The cow belonged to no one but his master. Children separated to find the cow but the cow seemed to vanish they couldn’t find it. Sun was going to down, children made their ways to home they left De staying at there. Day stayed at there alone crying. After that, he fell in sleep. Latter, he was woken up b...

So dua - Coconut boy

Once upon a time, there in a village had a couple who worked as servants for a landlord. Although they were over fifty years old, they had ever not had a child. They were sad about that, but they had never given up to dream about a child. One day, it's a very hot day, when the wife was working in the field and felt very thirsty. She seeked for water, but she didn't see any but a little water in a skull which was in a hole beside an ancient tree. She had no choice but to drink it. Right the moment she drank, the feeling of cold water running from her throat to her stomach made her felt very comfortable. As a magic, she was pregnant after that short time. Then, the husband died before he got the happiness looking his child be born. After nine months and ten days, the wife gave birth a son but he didn't look like any child on the world. He had no feet, no leg, and even no body. He just had a head with full of eyes, nose, ear, hair and mouth on it. He didn't ugly but was ...

Thach Sanh and Ly Thong Chapter 2

Chapte r 2: attack to the giant eagle One day, as Quynh Nga who was the King’s daughter was walking in the garden, a giant eagle flew down from the sky and brought her away. The eagle flew cross the hut where Thach Sanh now was living. Thach Sanh saw that eagle so he shot a arrow. The arrow stuck on the eagle’s left wing but it took the arrow out by its beak and continued flying. vietnamesefairytales.blogspot.com Thach Sanh followed blood dropped on the ground and found out a cave where the eagle lived. He ticked on the entrance of cave them he came back his hut.