Skip to main content

Posts

Showing posts from January, 2017

Bài 1.8: Both…and, not only…but also, either…or, neither…nor.

Chào các bạn! Hôm nay mình sẽ trình bày cho các bạn một số cặp từ (trong tiếng anh gọi chúng là pair conjunction). Đặc điểm chung của chúng là dùng để nối các bộ thành phần ngang bằng trong câu, trong mệnh đề (clause) hoặc các mệnh đề với nhau. Nên nhớ thành phần ngang bằng .

Bài 1.7: Danh từ riêng trong tiếng anh.

Khác với danh từ chung, danh từ riêng dùng để chỉ tên của người, tên của sự vật, hiện tượng. Tất cả các danh từ riêng đều được viết hoa ở chỉ cái đầu tiên. Và một danh từ riêng chỉ nhằm gọi tên một người, một sự vật, một sự việc nên các danh từ riêng là danh từ số í t. Dù vậy,  bạn không thể đặt a, an hoặc the trước danh từ riêng. Đấy là những quy tắc bạn phải nhớ:

Bài 1.6: Động từ “to be”.

Động từ “to be” là một động từ đặc biệt và gần như có nhiều dạng thức nhất trong nhóm động từ. Vì vây, để giải thích rõ ràng ý nghĩa và các sử dụng động từ “to be” là một vấn đề khá phức tạp. Mình sẽ có gắng giải thích một cách dễ hiểu nhất cho các bạn.

Bài 1.5: Cách sử dụng at, on, in cho thời gian, ngày, tháng, năm, mùa.

Chào các bạn! Bởi vì mình có hay dich truyện và một vài thứ linh tinh khác nên thường bắt gặp ngày, tháng năm. Thật ra khôngkhó để sử dụng đúng nhưng mỗi lần cần đến mình lại phải tra lại tra cứu. Điều đó rất mất thời gian nên hôm nay mình viết một bài liên quan đến at, on, in + thời gian để giúp bạn nào chưa biết và giúp chính mình nhớ được cách sử dụng của các giới từ at, on, in và dạng thời gian được theo sau giới từ đó.

Bài 1.4: Phân biệt a few và (very) few; a little và (very) little.

  Hi các bạn! Hình như hôm nay bão sắp về thì phải. Mình cảm thấy hơi uể oải nên có lẽ mình chỉ viết về một chỉ đề nhỏ mà thôi. Phân biệt a few và (very) few; a little và (very) little. Các bạn có thể gặp rất nhiều các từ trên những có lẽ không phải ai cũng hiểu và dùng đúng chúng.   Đầu tiên mình xin được nói luôn; đấy là: Few và (very) few chỉ sử dụng cho danh từ đếm được; còn little và (very) little chỉ sử dụng cho danh từ không đếm được .

Bài 1.3 Trợ động từ (Helping verbs hoặc auxiliary verbs)

Trợ động từ là một từ loại hết sức quan trọng trong tiếng anh bởi lẽ tần suất xuất hiện của nó rất lớn trong mọi trường hợp từ giao tiếp tới các văn bản, chức năng của nó trong câu cúng hết sức quan trọng. Khi một câu bao gồm cả trợ động từ và động từ chính thì động từ chính luôn đứng ở vị trí cuối cùng. Có một công thức: Trợ động từ + động từ chính = cụm động từ.

Bài 1.2: Phân biệt tân ngữ và bổ ngữ.

Hầu hết các bạn học tiếng anh đều đã từng nghe qua khái niệm tân ngữ và bổ ngữ nhưng không phải ai cũng làm rõ hai khái niệm này. Vì vậy mình có viết một bài hy vọng phần nào giúp ích cho các bạn trong việc phân biệt rõ đâu là bổ ngữ và đâu là tân ngữ. Việc này có thể có ích cho các bạn khi nghiên cứu các tài liệu học tiếng anh khác.

Bài 14: Danh từ đếm được số ít và số nhiều và quy tắc thêm chuyển từ danh từ đếm được số ít sang số nhiều.

      Như chúng ta đã biết danh từ thường phân thành nhiều loại nhưng về mặt ngữ pháp bạn chỉ cần biết danh từ gồm hai loại: danh từ đếm được và danh từ không đếm được. Về cơ bản mình sẽ nói qua một chút về danh từ đếm được và danh từ không đếm được vì bài này chủ yếu xoay quanh danh từ đếm được. Về bản chất danh từ đếm được là những từ bạn có thể kiểm soát nó bằng mặt số lượng tức là bạn có thể đếm 1, 2, 3 cái gì đó và nó có sự phân biệt giữa số ít (một) và số nhiều (hơn một) của loại từ này trong ngữ pháp của câu. Ví dụ: I have  bananas và  I have  a banana  có sự khác biệt rõ ràng, bạn có nhận thất mạo từ  “a”  ở trước banana không? Thêm nữa Bananas  are  yellow và a banana  is  yellow bạn có nhận thấy động từ đi kèm có sự khác biệt không; danh từ số nhiều sẽ tương đương vói ư chỉ ngữ they và danh từ số ít sẽ tương đương vói it. Cơ bản là thế. Còn về danh không đếm được thì bạn phải cân, đo, đong như những thứ thuộc chất lỏng, chất rắn, hạt, hay những danh từ mang tính trừu tượn

Bài 13: Đại từ và những thứ liên quan

Chào các bạn, mình lại gặp nhau rồi. Thật ra thì mình giống các bạn thôi, ngày trước mình cũng tần học qua cấp 2 (9x đầu đời bắt đầu từ cấp 2) rồi cấp 3, ngay cả kết thúc 4 năm đại học mình cũng chẳng biết gì về tiếng anh dù có thể nó biết mình,. “Biết rồi, tôi là sản phẩm lỗi của nên giáo dục tiếng anh”, (Sorry, mình mới tưởng tượn đến giáo viên tiếng anh của mình). Thôi bỏ qua chuyện quá khứ đi ám ảnh lắm. Hom nay mình sẽ trình bàu cho các bạn vấn đề liên quan tới đại từ (thật ra nếu nói phần này từ bài 1 thì hay hơn).

Bài 12: Theo sau tính từ là một infinitive (to verb)

           Thật ra dạng này không phải là hiếm vì nó thường xuất hiện trong các bài viết, hội thoại. Tóm lại là nó rất hay xuất hiện. Tuy nhiên bạn không biết được có bao nhiêu tính từ có thể theo sau là một infinitive và liệu từ mình đang định sử dụng theo cách trên có nằm trong số đó. Đừng lo lắng, sau đây mình sẽ liệt kê cho các bạn như một căn cứ chắc chắn để bạn có thể tự nhiên sử dụng những từ này trong cấu trúc: Adjectives + infinitive (to verb). Dù mình không đề cập nhưng bạn cũng phải hiểu là trước adjective phải là động từ to be nên thật ra cấu trúc mình muốn nói là:  S + to be (đã được chia) + adjective + infinitive.

Bài 11: To + V-ing hay chính xác hơn là giới từ được theo sau bằng gerund.

Một ngày nào đó bạn đang lướt qua những bài viết bằng tiếng anh hay đơn giản đang đau đầu với những câu hổi tiếng anh. Rồi chọt bạn nhận ra những thư như sau: 1.      I am not  used to driving  car. (Tôi không phải dung để lái xe.  Thật ra mình không thích dịch lắm vì dịch ra để bạn hiểu thì nó thô, mà dịch theo ý hiểu thì bạn chẳng hiểu mình dịch từ nào ra từ nào trong đây. Khộ thế đấy .) 2.      I  look forward to going to the sea . (Tôi mong chờ việc đi biển) 3.      An has two jobs. In addition  to working  he has to take care his children.

Bài 10: Cấu trúc đặc biệt theo sau bằng một gerund (danh động từ)

        Thật ra mình định viết một bài có tựa “to” nhưng không phải “to” nhưng thấy vẫn còn có chút vấn đề liên quan đến gerund nên mình viết nốt bài này rồi bài sau sẽ trình bày phần “to” mà không phải “to”. Có một số cấu trúc đặc biệt được theo sau bởi một gerund nhằm diễn tả một ý nghĩa nhất định. Sau đây mình sẽ liệt kê. Hy vọng nó có ích cho các bạn.

Bài 9: Go + gerund

         Động từ “to go” là một động từ đặc biệt vì tự dưng theo nó lại có một số động từ ở dưới dạng V-ing (gerund). Thât ra thì mình chưa bao giờ thật sự muốn tìm hiểu xem gerund dịch ra tiếng viêt là gì chỉ biết rằng nó biểu thì cho tất cả động từ ở dang V-ing. Đấy, tự dưng theo sau go có mấy từ dở hơi như thế và bạn không biết những từ nào thuộc thành phần dở hơi ấy. Nên mình một lần nữa liệt kê cho các bạn. Nói thật hơi lười làm ví dụ vì đơn giản bản chỉ cần I go/ I went/ I + go (ở 12 thì bạn được học) + một từ thuộc nhóm dở hơi đấy là ra một câu rồi. Nên mình sẽ liệt kê và ghi nghĩa của từng từ cho bạn luôn. Thế nhé. À thật ra thì mình nói không biết gerund là gì là chém gió đây mình sẽ giải thích dễ hiểu như sau: đôi khi bạn gặp một V-ing nó sẽ có thể mang 1 trong 2 chức năng sau:

Bài 8: Linking verbs.

Tùy thuộc vào chức năng của động từ mà có rất nhiều cách chia các động từ thành các nhóm khác nhau. Có một cách chia mà có thể bạn ít hoặc hiếm khi thấy là chia động từ thành 3 nhóm sau: action verbs (tạm dịch: động từ chỉ hành động - có chức năng miêu tả hành động), linking verbs (tạm dịch: động từ kết nối) và helping verbs (trợ động từ).

Bài 7: Let và help; have, get và make

    Cấu trúc chung của các động từ trên là let/help/have/get/make (có thể cần chia) + somebody + simple form. Nhắc lại một chút: simple form là dạng động từ nguyên thể không có “to”. VD: "to go" được gọi là infinitive và "go" được gọi là simple verb

Bài 6: Phía sau một động từ phần 5

Vậy là mình đã liệt kê các nhóm động từ mà được theo sau bằng các động từ khác ở các dạng : 1.      Gerund 2.      Infinitive 3.      Pro(nouon) + infinitive 4.      Infinitive hoặc gerund (có những từ có sự khác nhau về nghĩa, có những từ thì không khi theo sau là gerund và infinitive)

Bài 5: Phía sau một động từ phần 4

      Ở phần 1 và phần 2 mình có liệt kê các động từ được theo sau bằng gerund (V-ing) và infinitive (to verb). Mình đã bôi đỏ các từ có thể được theo sau là cả gerund và infinitive. Vì vậy bài này mình sẽ phân loại cho các bạn những từ không có sự khác biệt về nghĩa và những từ có sự khác biệt về nghĩa khi theo sau là gerund và infinitive.

Bài 3: Phía sau một động từ phần 2

      Chào, lại là mình. Bài trước mình có chia động từ thành nhiều loại khác nhau và đã trình bày phần động từ được theo sau một động từ dưới dạng V-ing. Bạn có thể hỏi vậy động từ rồi động từ nữa thì có thêm bổ ngữ (gồm danh từ, tính từ, phó từ) và tân ngữ (gồm danh từ, đại từ) vào trong câu được không. Câu trả lời là có. Tùy theo ngữ cảnh và cách bạn muốn thể hiện và động từ (đối với động từ được theo sau là tính từ) bạn có thể thêm bổ ngữ vào giữa hoặc sau động từ thứ hai.

Bài 2: Phía sau một động từ phần 1

Như đã trình bày ở bài 1 phía sau một động từ có thể là một tân ngữ (là danh từ hoặc đại từ), là bổ ngữ (có thể là tính từ, phó từ). Vậy chung quy lại nội dung của bài một thì phía sau động từ có thể là các từ loại sau: danh từ, đại từ, phó từ, và tính từ. Tôi từng nghĩ chỉ đơn giản vậy và có thể bạn cũng vậy. Nhưng bạn có từng nghĩ động từ theo sau động từ thì sao. Nó sẽ được chia như thế nào?

Bài 1: Từ loại và thành phần câu trong tiếng anh.

Làm thế nào để nói và viết Tiếng Anh? Tất nhiên, ở đây tôi không nói đến việc nói hay như người bản địa mà dừng lại ở việc nói thế nào cho đúng, viết thế nào cho đúng và người nước ngoài hiểu được bạn nói gì. Như vậy đã là một thành công lớn cho người học tiếng anh. Vậy, làm thế nào ? Những thứ bạn cần chuẩn bị là 2,000 từ tiếng anh khác nhau và biết cách sắp xếp chúng sao cho đúng trong câu. Tôi có một câu hỏi: Khi bạn tra một từ mới, thứ gì là thứ bạn quan tâm nhất: nghĩa của từ, từ loại, hay các dạng thức của từ (1 từ có thể nhiều dạng thức như: danh từ, tính từ, động từ, giói từ). Nếu bạn chỉ quan tâm tới nghĩa của từ thì đấy là sai lầm lớn nhất của bạn. Ít nhất bạn cần biết được nghĩa và từ loại. Vì sao ư? Chỉ khi bạn biết được nó là từ loại gì thì bạn mới biết được vị trí của nó nên ở chỗ nào trong câu. Và việc bạn cần làm là sắp xếp các từ đấy theo quy tắc để được một câu hoàn chỉnh. Vậy bạn biết được mình cần làm những gì rồi đúng không. Học quy tắc sắp xếp và biết đư