Chào các bạn! Hôm nay
mình sẽ trình bày cho các bạn một số cặp từ (trong tiếng anh gọi chúng là pair
conjunction). Đặc điểm chung của chúng là dùng để nối các bộ thành phần ngang
bằng trong câu, trong mệnh đề (clause) hoặc các mệnh đề với nhau. Nên nhớ thành
phần ngang bằng.
Thật ra có rất nhiều từ
loại dùng để nối các câu, các mệnh đề và các bộ phận trong câu như:
1.
Adverb clause words dùng để nói các mệnh đề
trong câu như: because, since, so, now that, even though, though, although,
whereas, while, if, unless, only if, event if, whether or not, in case, in the
envent that…Bạn thường bắt gặp các từ này trong cấu các cấu trúc câu:
a.
Abverb clause word + clause + “,” + clause hay
b.
Clause + Abverb
clause word + clause
2.
Transtions dùng để nối các câu với
nhau gồm: therefore, consequently, however, nevertheless, nontheless, on the
other hand, otherwise… Những từ này thường đứng đầu câu hoặc meengh đề và dùng
để nối câu (mệnh đề) nó tham gia cấu thành với câu (mệnh đề) trước đấy. Tất
nhiên, bạn phải ngăn cách transtions bằng “,” với câu (mệnh đề) nó tham gia.
VD: John is rich; however, Marry is poor.
3.
Prepositions (gọi là giới từ thì có vẻ
không đúng lắm nên để vậy thôi nhé): because of, due to, despite, in spite of…theo
sau chúng luôn luôn là một danh từ.
4.
Và conjunction dùng để
nối các thành phần trong câu, các mênh đề: so, for, but, yet, or, and,
both…and, not only…but also, neither…nor, either…or… Dùng để liên kêt kết các
bộ phận ngang bằng với nhau. Như liên kết danh từ với danh từ, tính từ vói tính
từ, động từ với động từ, mệnh đề với mệnh đề. Đấy là điều kiện cần thiết để sử
dụng conjunction.
Thực tế thì mình không rõ những tài liệu tiếng việt dịch những nhóm từ trên là gì và cũng không dễ để tìm ra nên các bạn chị khó chấp nhận 4 nhóm từ như trên vậy. Nếu có thời gian có mình có thể giúp bạn tìm hiểu các từ loại trên thêm.
Có thể bạn chưa biết tại sao mình phân biệt ra câu và mệnh đề:
Mình cần nói luôn rằng một
mệnh đề là một tổ hợp có đầy đủ và duy nhất một cặp chủ ngữ và vị ngữ, còn câu là một tổ hợp có thể có một hoăc nhiều hơn một
chủ ngữ và vị ngữ. Và cách phân biệt duy nhất là câu được kết thúc bằng một dấu
chấm “.”.
Xem ví du:
I live in Thanh Hoa. (một
câu và đồng thời 1 mệnh đề)
While I was studying, my mother went in
and saw me. (một câu và đồng thời là hai mệnh đề)
Quay trở lại chủ đề hôm nay mình sẽ giúp cách bạn sử dụng các cụm từ đã nêu ở trên:
1. Both…and
(cụm từ này gần như chỉ kết hợp bộ phận trong câu (mệnh đề)): Mang nghĩa cả cái này và cái kia. Xem ví dụ:
a) Both I and he like the movie (Both noun (Subject) and noun (S))
b)
I like both tea
and coffee. (Both noun
(Object) and noun (O))
c)
He is both smart
and handsome (both adj and adj)
d)
He both ran and cried
(both verb and verb)
(Giờ thì
bạn hiểu vì sao mình nói về các bộ phận ngang bằng trong câu rồi chứ. Thứ nhất,
nó cùng dạng từ loại và thứ hai, nó cùng chức năng trong câu)
2. Not only…but also
(có thể kết hợp các thành phần câu (mệnh đề) hoăc kết hợp các mệnh đề): Mang nghĩa không chỉ thế này mà còn thế kia. Xem ví dụ:
a) Not only teachers but also students are here. (not only noun but also noun)
b)
He not only scolded
but also beat her. (not only verb
but also verb)
c)
He is not only smart
but also handsome.
d)
He not only had
a cat but also had a dog (a
dog).
Vẫn là các thành phần
ngang bằng trong câu và thêm nữa:
a)
Not only she is smart but
also she study very hard. (Kết
nối giữ các mệnh đề với nhau).
3. Either…or
(có thể kết hợp thành phần trong câu (mệnh đề) hoặc các mệnh đề với nhau): Mang nghĩa hoặc thế này hoặc thế kia, hoặc cái này hoặc cái kia. Xem ví dụ:
a)
You like either tea
or coffee.
b)
Either student or teacher is planning to come here.
c)
Either students or
teachers are planning to come here.
d)
I will take either chemistry
or physics next quarter.
e)
I will either play
football or go home after
class.
Vẫn là các thành phần có cấu trúc ngang bằng trong câu. Ở đây bạn có một chút lưu ý khi sử dụng either và or để sử dụng liên kết các danh từ làm chủ ngữ. Chỉ có 3 trường hợp xảy ra:
a)
Either + danh từ số it + or + danh từ số ít + Verb (chia ở dạng đi
với danh từ số ít, ở ví dụ b)
b)
Either + danh từ số nhiều_+ or + danh từ số nhiều+ V (chia ở dạng
đi với danh từ số nhiều, ở ví dụ a)
c)
Either + danh từ không đếm được + or + danh từ không đếm được + V
(chia ở dạng như đi với danh từ số it.
4. Neither…nor
*Khi kết hợp các thành phần trong câu (mệnh đề): Mang nghĩa không cả cái này lẫn không cả cái kia. Xem ví dụ:
a.
Neither my mother nor
my sister is here. (= Both my mother and my sister are not here. Cả mẹ và chị
tôi không có ở đây.)
b.
Neither my mother and my
father nor my sisters are here. (= both my parent and my
sisters are not here. Bố mẹ và các chị tôi không có ở đây.)
c.
That book is neither interesting
nor accurate.
d.
I like to neither play football nor ran.
Vẫn kết hợp các bộ phận
có tính chất ngang bằng và vẫn lưu ý khi kết hợp các danh từ làm chủ ngữ (ví dụ a và b) chỉ có 3 trường hợp như cặp
either và or.
Ở đây bạn có thêm một lưu ý là neither và nor là cặp từ đã mang nghĩa phủ định rồi nên bạn không được thêm bất kì từ nào như: not, never, no… mang nghĩa phủ định khi trong mệnh đề đã có neither và nor rồi. Đây cũng là quy tắc cũng trong tiếng anh. Quy tắc không sử dụng hai từ mang nghĩa phủ định trong một cụm chủ vị. Nhưng neither và nor có thể sử dụng để nối hai mệnh đề, có một mệnh đề phủ định. Điều này không vi phạm quy tắc trên vì vì trí đặt của neither và nor không phải là đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ.
*Khi kết hợp hai mệnh đề:
a) I am not smart, neither study I hard.
b) I am not smart, nor study i hard.
c) Neither am I smart, nor study
I hard.
Bạn có thể kết hợp mệnh
đề phủ định và mệnh đề có neither hoặc nor. Hoặc có thể hai mệnh đề đều có neither
và nor. Lưu ý: Bất cứ mệnh đề nào được mở đầu bằng neither hoặc nor thì bạn
phải đảo vị trí của chủ ngữ và động
từ, nếu câu có trợ động từ thì chỉ cần đảo trợ động từ và chủ ngữ là được.
Cũng hơi rắc rối nhỉ. Hy
vọng nó giúp ích được cho các bạn.
Hẹn gặp lại !!!
Comments
Post a Comment