Chào các bạn, mình lại gặp nhau rồi. Thật ra thì mình giống các bạn thôi, ngày trước mình cũng tần học qua cấp 2 (9x đầu đời bắt đầu từ cấp 2) rồi cấp 3, ngay cả kết thúc 4 năm đại học mình cũng chẳng biết gì về tiếng anh dù có thể nó biết mình,. “Biết rồi, tôi là sản phẩm lỗi của nên giáo dục tiếng anh”, (Sorry, mình mới tưởng tượn đến giáo viên tiếng anh của mình). Thôi bỏ qua chuyện quá khứ đi ám ảnh lắm. Hom nay mình sẽ trình bàu cho các bạn vấn đề liên quan tới đại từ (thật ra nếu nói phần này từ bài 1 thì hay hơn).
Nếu bạn nào từng
đọc cuốn sách Ngữ pháp tiếng anh – English grammar của tác giả Vũ Thanh Phương
thì ông có chia đại từ thành 8 loại:
1. Đại từ chỉ
ngôi (personal pronouns): I, we, you…
2. Đại từ sở
hữu (possessive pronouns): mine, yours…
3. Đại từ
phản thân (reflexive pronouns): myself, yourself….
4. Đại từ chỉ
định (demonstrative pronouns): this, that, these, those.
5. Đại từ bất
định (indefinite pronouns): some, any, each, one…
6. Đại từ
nghi vấn (interrogative pronouns): Who, which, what…
7. Đại từ
quan hê (relative pronouns): Who, which, what…
8. Số từ
(numerals): one, two…
Mình có thể nói
đại từ có chức năng như một danh từ hay (nếu mình không nhầm thì đại từ cũng là
danh từ ), vì vậy trong câu đại từ dung để làm chủ ngữ, tân ngữ hay một
bổ ngữ. Vì vậy tất các những loại đại từ đã liệt kê ở trên đều có chức năng
như vậy. Tuy nhiên, bài hôm nay mình chỉ xoay quanh đại từ chỉ ngôi và những
tất cả những thứ liên quan tới nó. Những đại từ khác mình sẽ tổng hợp vào một
bài và trình bày sau. Dưới đây là những thứ có thể bạn đã thấy nhưng chưa hiểu
rõ về nó. Mình sẽ làm rõ.
Subject pronoun
(Đại từ chủ ngữ) |
Object pronoun
(Đại từ tân ngữ) |
Prossessive adjective
(Tính từ sở hữu) |
Prossessive pronoun
(Đại từ sở hữu) |
Reflexive pronoun
(Đại từ phản thân) |
I
|
me
|
my
|
mine
|
myself
|
You
|
you
|
your
|
your
|
yourself
|
She
|
her
|
her
|
hers
|
herself
|
He
|
him
|
his
|
his
|
himself
|
It
|
it
|
its
|
its
|
itself
|
We
|
us
|
our
|
ours
|
ourselves
|
You
|
you
|
your
|
yours
|
yourselves
|
They
|
them
|
their
|
theirs
|
themselves
|
Nhiều bạn có thể
tự hỏi có mình chữ tôi (I) thôi mà lúc đứng chỗ này nó là tôi (I), lúc đứng chỗ
khác nó là tôi (me) làm cho nó rắc rối làm gì. Tiếng anh là thế đó bạn không
phải thắc mắc đâu việc của bạn là nhớ thôi. Vậy làm sao để nhớ và sử dụng. Oke,
mình làm rõ từng loại.
Đại từ chủ ngữ (subject
pronouns), nó được gọi là đại từ chủ ngữ vì nó chỉ dùng làm chủ ngữ (Mình có
nói đại từ có thể dung làm chủ ngữ, tân ngữ, bổ ngữ nhưng mà nói chung thôi còn
loại này nói riêng chỉ chủ ngữ) và nó thương được sếp ở đầu câu (mình nói
thường có nghĩa có trường hợp nó không ở đầu) và chỉ có một vấn đề liên quan là
bạn phải chia động từ đi kèm theo chủ ngữ.
1. Thì hiện
tại.
Subject pronoun
|
to be
|
to verb
|
|
I
|
am (nếu
danh từ theo sau am là danh từ đếm được thì phải thêm a hoặc an hoặc the
trước danh từ đó)
|
V
|
I am a student.
I work in a technology company. |
She
|
is (nếu danh từ theo sau is là danh từ đếm được thì phải
thêm a hoặc an hoặc the trước danh từ đó)
|
V + s/es
|
She is a student.
She works in a technology company. |
He
|
V + s/es
|
He is a student.
He works in a technology company. |
|
It
|
V + s/es
|
It is a chair.
It …. |
|
We
|
are (danh
từ theo sau are phải có s hoăc es)
|
V
|
We are students
We work in a technology company |
You
|
V
|
You are student/ students
Do you work in the technology company? |
|
They
|
V
|
They are students.
The work in a technology company. |
2. Thì quá khứ
S
|
am
|
was
|
I was a student
|
is
|
He/she was a
student
|
||
are
|
were
|
We were students
|
|
V
|
V + ed động từ theo quy tắc hoăc tra trong bảng động từ
bất quy tắc
|
I went to
cinema last night
I stayed at Dong Hoa last year |
3. Thì tương lai
S
|
will
|
verb (dạng simple)
|
I/ We/ she/ he/ they/ will
go cinema next morning
|
Đối với tương lai
có I và We được theo sau là shall nhưng bây giờ người ta chuộng dùng will hơn.
Nên nếu bạn thấy I và We được theo sau là shall thì không phai r suy nghĩ gì
nhiều.
Tản mản tí: Tại
sao goi là ngôi thứ nhất, ngôi thứ 2 và thứ ba. Tôi hay chúng tôi thì là ngôi
thứ nhất nói chuyện với người thứ 2 bạn hay các bạn thì là ngôi thứ 2 về người
thứ 3 là cô ây, anh ấy hay họ thì gọ là ngôi thứ 3. Tôi là ngôi thứ nhất, người
tôi nói chuyện cùng là thứ 2 và người tôi đang nói về là thứ 3. Loằng ngoằng.
Đại từ tân ngữ: Như mình đã nói
ở Bài
1 tân ngữ là một danh từ đứng sau một động từ. Về cơ bản chỉ
được gọi là tân ngữ khi nó bị tác động chủ là chủ ngữ thông qua hành vi là đông
từ. Ví du:
1. I gave him money.
2. I gave money
to him.
3. I kick him.
Nếu một câu chỉ
bao gồm một tân ngữ như câu 3 thì đương nhiên tân ngữ him ở
đây là tân ngữ trực tiếp. Nếu trong câu có 2 tân ngữ như câu 1 và câu 2 thì tân
ngứ him là tân ngữ gián tiếp và tân ngữ money thì
bạn có 2 cách thể hiện theo công thức: S + verb (đã chia) + tân ngữ gián tiếp
(luôn con người) + tân ngữ trực tiêp (luôn là sự vật) hoặc S + verb (đã chia) +
tân ngữ gián tiếp + giới từ + tân ngữ gián tiếp.
Thật sự thì mình
luôn nối tân ngữ rồi bổ ngữ mà chưa hề phân biệt cho bạn thế nào là tân ngữ và
thế nào là bổ ngữ mặc dù chúng đều đứng sau và bổ ngữ cho động từ. Mình nói thế
này tân ngữ là một sự vât hoặc con người bị tác động bởi chủ thể (chủ ngữ)
thông qua hành động của chủ thể (động từ) nên tức là bạn phải tác động đâm,
chọc, chém, giết….tới 1 sự vât hay con người gì đó thì mới gọi sự vật, con
người đây là tân ngữ. Thât ra bạn có các khác để biết nó có phải là tân ngữ
không bằng cách tra từ điển xem động từ trong câu là ngoại động từ hay không. Nếu
phải thì danh từ theo sau chính là tân ngữ. Và mình nói thêm chỉ có ngọa động
từ mới có thể chuyển sang bị động hay chỉ có câu tồn tại tân ngữ mới có dạng bị
động.
Còn về bổ
ngữ là một danh từ, phó từ hoặc một tính từ. Tính từ được gọi là bổ
ngữ khi theo sau một “to be” hoặc theo sau các linking verb (Bài
8). Đối với bổ ngữ là danh từ thì bạn phải học cách loại trừ trong
trường hợp này; nó theo sau động từ và không phải là tân ngữ.
Tính từ sở hữu: Tính từ sở hữu:
my, her, his, our, their, its được gọi là tính từ vì nó luôn đi theo một danh
từ và bổ nghĩa cho danh từ đó. (Mình nói thêm nếu bạn thấy một danh từ ghép
hoặc danh từ ghép với một số từ loại khác để tạo thành một cụm danh từ thì tất
các các từ còn lại trừ danh từ đứng cuối cùng đều mang chức năng của một tính
từ). Tính từ sở hữu không đứng riêng một mình mà phải luôn đi kem với một danh
từ và chúng đóng vai trò là một danh từ. Do vây, tính từ sở hữu + danh
từ có thể mang tất cả các vai trò trong câu như một danh từ như: làm
chủ ngữ, làm tân ngữ, làm bổ ngữ.
1. His
books are new. (chủ ngữ)
2. I gave him his
book. (tân ngữ)
3. I felt his
emotion. (bổ ngữ)
Đại từ sở hữu: Đại từ sở hữu
mang giá trị của tính từ sở hữu + danh từ vì vậy nó có giá trị
như một danh từ và có thể đảm nhiêm chức năng y như một danh từ (Chủ
ngữ, tân ngữ, bổ ngữ) trong câu. Tuy nhiên không tư nhiên bạn có thể sử dụng
đại từ sơ hữu nó phải được đặt trong ngữ cảnh hoặc đã được định nghĩa trước đó.
Ví dụ một người
giơ quyển sách lên và nói Whose book is this? và bạn nhìn thấy
bạn nói luôn It is mine. Ở đây mine = my book vì cả bạn và
người nghe biết đây là quyển sách rồi (quyển sách đã được định nghĩa) nên có
thể sử dụng trong trường hợp này. Ví dụ tiếp: Only I and Tom were in
room last night and this book isn’t mine so I think it is his. Tóm lại, sự
vật đã được định nghĩa hoặc nhắc tới trước đó thì có thể sử dụng đại từ sơ hữu
ở phía sau đó.
Đại từ phản thân: Ở đây đại từ phản
thân không mang chức năng đầy đủ như một danh từ nó chỉ có thể làm tân ngữ hoặc
đứng ngay sau chủ ngữ để bổ ngữ cho chủ ngữ đó. Bạn không thê nói: I see me in
the mirror mà phải nói I see myself in the
mirror. Đại loại nếu chủ ngữ và tân ngữ đều là một người thì tân ngữ phải là
môt đại từ phản thân. Đối với trương hợp đại từ phản thân ngay sau chủ ngữ dung
để biểu đạt ý nghĩa nhấn mạnh vào chủ ngữ. Ví dụ: I myself do the thing. (Vâng
chính tôi làm điều đó).
Hy vọng nó giúp
ích đươc cho bạn. Tạm biệt và
Hẹn gặp lại !!!
“Bài viết được biên soạn bởi Hung Nguyen"
Comments
Post a Comment