Ngày xưa, có giòng họ Điền, anh em
ăn ở với nhau từ đời nọ sang đời kia rất là hòa thuận. Về sau, họ này chỉ còn lại
có ba anh em. Ba người vẫn chung sống với nhau vui vẻ tử tế, cho đến khi người
thứ hai lấy vợ. Người vợ tính tình ích kỷ, lại hay sinh sự, lắm lời, nên không
khí trong gia đình không còn được như xưa. Rồi một hôm người vợ nhất quyết đòi
chia gia tài của ba anh em và bắt ép chồng đi ở riêng. Người chồng ban đầu nghĩ
tình anh em bấy lâu sum họp mà không nỡ chia lìa, song rồi vì người vợ ngày đêm
cằn nhằn khó chịu, kiếm chuyện gây gỗ trong nhà, nên rồi cũng đành phải nghe
theo vợ, nói với anh em đi ở riêng. Người anh cả khuyên can không được cũng
đành phải chia của cải cha mẹ để lại ra làm ba phần đều nhau. Chỉ còn một cây cổ
thụ trước nhà, cành lá sum sê xanh tốt, chưa biết làm cách nào để chia cho đều.
Ba anh em cùng nghĩ ngợi, rồi sau cùng quyết định gọi thợ về hạ cây xuống, cưa
xẻ thành ván để chia làm ba phần.
Đến hôm định hạ cây xuống, buổi sáng ba anh em ra vườn thì thấy cây cổ thụ đã khô héo tự bao giờ. Người anh cả bèn ôm lấy cây mà khóc nức nở. Hai người em thấy vậy mới bảo anh:
"Một thân cây khô héo, giá phỏng là bao mà anh phải thương tiếc như thế"?
Người anh cả đáp lại rằng: "Có phải anh khóc vì tiếc cây đâu. Song nghĩ vì loài cây cỏ vô tri nghe thấy sắp phải chia lìa mà còn biết buồn phiền khô héo đi, huống gì chúng ta đây là người cùng ruột thịt. Anh thấy cây mà suy đến cảnh ba anh em chúng ta, anh mới phải khóc".
Nghe anh nói, hai người em hiểu ý, đưa mắt nhìn nhau rồi cùng òa khóc. Người vợ xúi chồng đi ở riêng nghe thấy vậy, cũng rơm rớm nước mắt, đâm ra hối hận, cúi đầu xin lỗi hai anh em và thề không bao giờ còn tính đến việc chia lìa nhau nữa.
Từ hôm đó, ba anh em ở lại với nhau êm ấm, vui vẻ như trước.
Cây cổ thụ nọ đã khô héo cũng trở lại xanh tươi như cũ
> Chàng Lười
Xưa ở vùng Nam Tây Nguyên có một bà
cụ nghèo, goá bụa, có một người con trai siêng ăn biếng làm, dân làng quen gọi
là chàng Lười. Lười có thể nằm ngủ suốt ngày, chỉ cần mở mắt dậy ăn một bát
cơm, xong lại nhắm mắt lại ngủ tiếp. Mẹ nói không được. Có hôm, mẹ bưng cơm
canh đến tận buồng mà Lười vẫn không chịu thức dậy. Từ nhỏ đến lớn Lười chưa biết
nắng thiêu, lửa đốt, khó nhọc là gì.
Một hôm Lười nghe người ta đồn ngoài sông Hinh có nhiều cá, quờ tay xuống là bắt được cá. Lười lấy chiếc cần câu cũ của người cha để lại, đem ra câu. Hắn nằm ngửa, buộc cần câu vào cổ chân, chờ cá động mới giật. Từng đàn cá thấy mồi, bơi lượn xung quanh, không có con nào đớp cả. Mãi tới chiều, Lười mới giật được một con cá nhỏ. Cá lên bờ rồi Lười cũng không thèm bắt, cứ để cho nó nhảy tanh tách dưới gốc sung. Vừa lúc ấy, một con quạ khoang bay qua, trông thấy cá liền sà xuống cắp mất. Lười đưa mắt nhìn theo một cách tiếc rẻ. Chàng ngáp dài, ngáp ngắn, thả cần câu cho trôi theo dòng nước rồi đi về. Lười lên cầu thang, bước vào sân ngồi phịch xuống, bốc cơm ăn một mạch. Ăn no lại ngủ ngay đến tối mịt.
Tin đồn gần xa, con gái xinh đẹp của Pơ-Tao giàu có nhất vùng không chồng mà đẻ con trai. Thằng bé lớn lên, nước da hơi đen, nhưng có khuôn mặt rất thông minh, kháu khỉnh. Pơ-Tao gạn hỏi mãi con gái nhưng nàng chỉ một mực nói: “Con chẳng đi lại với ai cả”. Tức quá, Pơ-Tao cho tôi tớ cưỡi ngựa đi loan báo khắp vùng: “Con gái Pơ-Tao sinh được một con trai, ai là cha em bé đến nhà mà nhận con sẽ được thưởng một ngàn con voi và mấy căn nhà dài chứa đầy choé ba, choé túc (một loại choé quý bằng đất nung)”.
Thanh niên trong vùng nghe tin ấy, mặc những chiếc áo thêu đẹp nhất, những chiếc khố dài viền nẹp đỏ, lũ lượt kéo đến nhà Pơ-Tao. Cô con gái Pơ-Tao cõng con chỉ từng thanh niên bảo: “Đây là cha mày! Đây là cha mày!”. Nhưng em bé cứ khóc giãy nảy lên. Đám trai tráng này kéo về, đám trai tráng khác kéo đến, nhưng chẳng có người nào được làm cha cậu bé. Giữa lúc chàng Lười vẫn còn hết giấc này đến giấc khác. Pơ-Tao sai người đi từng làng xem còn sót ai không. Chỉ còn sót mỗi chàng Lười. Bọn tôi tớ Pơ-Tao xúm nhau lại đánh thức chàng dậy nhưng không được. Tức mình, họ nấu chì cho chảy ra, rồi đổ vào vành tai Lười. Nóng quá, Lười mới chịu dậy, ngồi vào bành voi cho họ chở tới nhà Pơ-Tao. Nghe tôi tớ kể lại, Pơ-Tao cười: “Thằng nhác này, có bước đến nhà ai mà đi lại với con gái ta, nhưng cũng cứ cho hắn gặp thử”.
Được tin, người con gái cõng con trên lưng, bước xuống cầu thang. Vừa thấy chàng Lười, thốt nhiên thằng bé reo lên: “Cha! Cha!” làm mọi người hết sức kinh ngạc. Pơ-Tao thấy con gái mình xinh đẹp lại giàu có mà lại đi lại với thằng lười nhác xấu xí như vậy, nổi giận đuổi con gái lên núi cao. Lười cũng đi theo, họ thành vợ chồng. Hai vợ chồng cõng theo hai gùi gạo to. Nhưng chứng nào vẫn tật ấy, có vợ đẹp, con khôn rồi mà Lười vẫn chẳng thay đổi tâm tính. Chàng vẫn ăn rồi ngủ. Chị vợ không nói gì, một bữa, Lười đang cơn ngủ say, người vợ bỗng chạy vào, giọng hối hả, lo âu, lay mạnh người Lười dậy và bảo: “Anh ơi, chúng ta sắp chết đói rồi, em có cục vàng làm ra cơm gạo, thấy con gà ăn thóc, em cầm xua gà, chẳng may sảy tay, vàng chạy đâu mất. Em tìm từ sáng đến giờ mà chẳng thấy đâu!”.
Nghe vợ nói mất cục vàng làm ra cơm gạo, hoảng quá, Lười vác rựa đi phát rừng tìm kiếm. Chàng ra tay phát miết. Mồ hôi tuôn chảy ra đầm đìa như tắm, cây ngã rạp dưới chân. Người vợ theo sau, lấy cây nhọn đào lỗ tra lúa.
Mặt trời lên, Lười phát cây phát bụi. Mặt trời lặn, Lười vẫn phát cây phát bụi. Lười cặm cụi phát mãi, khi ngoảnh cổ lại, chàng thấy cả hai quả đồi lúa mọc xanh rờn. Lười bảo vợ:
- Em ơi, anh vẫn không tìm thấy vàng em ạ!
Vợ lấy tay quệt mồ hôi chảy lấm tấm trên má, chỉ rẫy lúa xanh mơn mởn bảo chồng:
- Vàng đấy, lúa là vàng, chàng không biết à?
Chàng Lười bấy giờ mới hiểu ý vợ. Từ hôm ấy, hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và ngày một giàu có. Một hôm, hai vợ chồng nằm chung bên bếp lửa ấm, nhìn đứa con đang ngủ say, nàng nói nhỏ với chồng:
- Anh này, em không phải là con Pơ-Tao đâu. Em là con của Ben-En (tiên). Mẹ em thấy anh lười quá, chẳng chịu làm ăn gì cả nên mẹ em sai em xuống làm con gái Pơ-Tao. Em đã ăn con cá của anh câu, do con quạ trời tha tới, ăn xong con cá ấy em có mang sinh được thằng bé này, để rồi cùng anh kết duyên lành. Bây giờ anh đã biết làm ăn để nuôi con, nuôi mẹ rồi, em được lệnh phải về trời. Anh ở lại làm ăn cho giỏi, cứ bốn mùa, em lại xin phép xuống chăm con, thăm anh một lần.
Nói xong, nàng cúi đầu xuống hôn con, từ biệt chồng và bay về trời. Chàng Lười nhìn theo vợ cho đến khi khuất bóng. Từ đó, ngày ngày hai buổi, càng thương vợ, Lười càng ra sức phát nương, dọn rẫy. Chẳng bao lâu chàng trở nên giàu có nhất vùng.
Một hôm Lười nghe người ta đồn ngoài sông Hinh có nhiều cá, quờ tay xuống là bắt được cá. Lười lấy chiếc cần câu cũ của người cha để lại, đem ra câu. Hắn nằm ngửa, buộc cần câu vào cổ chân, chờ cá động mới giật. Từng đàn cá thấy mồi, bơi lượn xung quanh, không có con nào đớp cả. Mãi tới chiều, Lười mới giật được một con cá nhỏ. Cá lên bờ rồi Lười cũng không thèm bắt, cứ để cho nó nhảy tanh tách dưới gốc sung. Vừa lúc ấy, một con quạ khoang bay qua, trông thấy cá liền sà xuống cắp mất. Lười đưa mắt nhìn theo một cách tiếc rẻ. Chàng ngáp dài, ngáp ngắn, thả cần câu cho trôi theo dòng nước rồi đi về. Lười lên cầu thang, bước vào sân ngồi phịch xuống, bốc cơm ăn một mạch. Ăn no lại ngủ ngay đến tối mịt.
Tin đồn gần xa, con gái xinh đẹp của Pơ-Tao giàu có nhất vùng không chồng mà đẻ con trai. Thằng bé lớn lên, nước da hơi đen, nhưng có khuôn mặt rất thông minh, kháu khỉnh. Pơ-Tao gạn hỏi mãi con gái nhưng nàng chỉ một mực nói: “Con chẳng đi lại với ai cả”. Tức quá, Pơ-Tao cho tôi tớ cưỡi ngựa đi loan báo khắp vùng: “Con gái Pơ-Tao sinh được một con trai, ai là cha em bé đến nhà mà nhận con sẽ được thưởng một ngàn con voi và mấy căn nhà dài chứa đầy choé ba, choé túc (một loại choé quý bằng đất nung)”.
Thanh niên trong vùng nghe tin ấy, mặc những chiếc áo thêu đẹp nhất, những chiếc khố dài viền nẹp đỏ, lũ lượt kéo đến nhà Pơ-Tao. Cô con gái Pơ-Tao cõng con chỉ từng thanh niên bảo: “Đây là cha mày! Đây là cha mày!”. Nhưng em bé cứ khóc giãy nảy lên. Đám trai tráng này kéo về, đám trai tráng khác kéo đến, nhưng chẳng có người nào được làm cha cậu bé. Giữa lúc chàng Lười vẫn còn hết giấc này đến giấc khác. Pơ-Tao sai người đi từng làng xem còn sót ai không. Chỉ còn sót mỗi chàng Lười. Bọn tôi tớ Pơ-Tao xúm nhau lại đánh thức chàng dậy nhưng không được. Tức mình, họ nấu chì cho chảy ra, rồi đổ vào vành tai Lười. Nóng quá, Lười mới chịu dậy, ngồi vào bành voi cho họ chở tới nhà Pơ-Tao. Nghe tôi tớ kể lại, Pơ-Tao cười: “Thằng nhác này, có bước đến nhà ai mà đi lại với con gái ta, nhưng cũng cứ cho hắn gặp thử”.
Được tin, người con gái cõng con trên lưng, bước xuống cầu thang. Vừa thấy chàng Lười, thốt nhiên thằng bé reo lên: “Cha! Cha!” làm mọi người hết sức kinh ngạc. Pơ-Tao thấy con gái mình xinh đẹp lại giàu có mà lại đi lại với thằng lười nhác xấu xí như vậy, nổi giận đuổi con gái lên núi cao. Lười cũng đi theo, họ thành vợ chồng. Hai vợ chồng cõng theo hai gùi gạo to. Nhưng chứng nào vẫn tật ấy, có vợ đẹp, con khôn rồi mà Lười vẫn chẳng thay đổi tâm tính. Chàng vẫn ăn rồi ngủ. Chị vợ không nói gì, một bữa, Lười đang cơn ngủ say, người vợ bỗng chạy vào, giọng hối hả, lo âu, lay mạnh người Lười dậy và bảo: “Anh ơi, chúng ta sắp chết đói rồi, em có cục vàng làm ra cơm gạo, thấy con gà ăn thóc, em cầm xua gà, chẳng may sảy tay, vàng chạy đâu mất. Em tìm từ sáng đến giờ mà chẳng thấy đâu!”.
Nghe vợ nói mất cục vàng làm ra cơm gạo, hoảng quá, Lười vác rựa đi phát rừng tìm kiếm. Chàng ra tay phát miết. Mồ hôi tuôn chảy ra đầm đìa như tắm, cây ngã rạp dưới chân. Người vợ theo sau, lấy cây nhọn đào lỗ tra lúa.
Mặt trời lên, Lười phát cây phát bụi. Mặt trời lặn, Lười vẫn phát cây phát bụi. Lười cặm cụi phát mãi, khi ngoảnh cổ lại, chàng thấy cả hai quả đồi lúa mọc xanh rờn. Lười bảo vợ:
- Em ơi, anh vẫn không tìm thấy vàng em ạ!
Vợ lấy tay quệt mồ hôi chảy lấm tấm trên má, chỉ rẫy lúa xanh mơn mởn bảo chồng:
- Vàng đấy, lúa là vàng, chàng không biết à?
Chàng Lười bấy giờ mới hiểu ý vợ. Từ hôm ấy, hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và ngày một giàu có. Một hôm, hai vợ chồng nằm chung bên bếp lửa ấm, nhìn đứa con đang ngủ say, nàng nói nhỏ với chồng:
- Anh này, em không phải là con Pơ-Tao đâu. Em là con của Ben-En (tiên). Mẹ em thấy anh lười quá, chẳng chịu làm ăn gì cả nên mẹ em sai em xuống làm con gái Pơ-Tao. Em đã ăn con cá của anh câu, do con quạ trời tha tới, ăn xong con cá ấy em có mang sinh được thằng bé này, để rồi cùng anh kết duyên lành. Bây giờ anh đã biết làm ăn để nuôi con, nuôi mẹ rồi, em được lệnh phải về trời. Anh ở lại làm ăn cho giỏi, cứ bốn mùa, em lại xin phép xuống chăm con, thăm anh một lần.
Nói xong, nàng cúi đầu xuống hôn con, từ biệt chồng và bay về trời. Chàng Lười nhìn theo vợ cho đến khi khuất bóng. Từ đó, ngày ngày hai buổi, càng thương vợ, Lười càng ra sức phát nương, dọn rẫy. Chẳng bao lâu chàng trở nên giàu có nhất vùng.
Comments
Post a Comment