Skip to main content

204. Ơn đền nghĩa trả

Linh Tiên, người huyện Thiên Hưng, tỉnh Triết Giang, lấy chồng từ năm mười sáu tuổi. Chẳng may năm ấy trời khô hạn. Chồng đi lấy nước bị xẩy tay mà té… giếng chết, khiến Tiên rầu rầu bảo dạ:
- Vợ chồng hương lửa đang nồng, mà vội sớm lìa xa, ắt kiếp trước có làm chi không phải!
Chị chồng của Linh Tiên là Ngọc Thư, thấy em còn trẻ người thon đẹp, mà sớm tối bao ngày chỉ đặng một mình ên, mặc cho bão rớt mưa tuôn cũng… ì ra như dzậy, nên nhân lễ mãn tang vừa xong ngay hôm đó, mới gọi Tiên vào mà nói nọ nói kia:
- Hôm nay em đã mãn tang chồng, thì đừng… thủ tiết làm chi nữa. Chớ hoa có thời. Em có lứa - mà chẳng chịu bước thêm - thì lỡ mai sau muốn phang luôn cũng không làm sao tới được!
Linh Tiên lắc đầu, đáp:
- Em đã lấy chồng, thì sống là người họ Phạm. Chết thì làm ma nhà họ Phạm. Chớ không canh cải gì nữa cả!
Ngọc Thư vội đảo mắt một vòng. Khi tin chắc là chẳng có ai, liền ghé miệng vào tai của Linh Tiên mà gấp gáp nói rằng:
- Đã làm thân con gái, thì phải biết nuôi… chồng nuôi con. Nay em chửa có con, mà chồng lại vui chơi nơi miền đất lạnh, thì em phải kiếm chồng khác mà… nuôi nữa. Chớ lẽ nào… rảnh thế được hay sao?
Linh Tiên ngoác miệng ra cười một tiếng thật to, rồi liến thoắng nói rằng:
- Nuôi chồng. Vừa hao mòn tâm trí. Vừa tổn hại xác thân, thì mập béo chi mà vơ vào cho mệt?
Ngọc Thư cơ hồ như tức nghẹn. Máu dồn lên tới cổ, đỏ cả mang tai, lớn tiếng mà nói rằng:
- Chẳng thà em xấu chị còn đở tức. Đằng này em mượt mà. Êm tựa như nhung, mà để phí cả ra, thì còn nói đến chữ khôn ngoan làm chi nữa!
Linh Tiên biết chị mình đang giận, nên chẳng dám nói thêm, mà chỉ quay lưng rồi thì thầm bảo dạ:
- Mặc ai nói ngã nói nghiêng, thì ta cũng vững như kiềng ba chân. Thôi thì chị thương tình chị nói, miễn mình không chịu thì thôi. Chớ đừng nói tới nói lui mà hư tình thân thuộc.
Từ đó, Linh Tiên lấy nghề dệt cửi làm phương cách sinh sống, cho tới hơn năm mươi vẫn còn bên khung cửi. Một hôm, sửa soạn đi nằm. Chợt nghe tiếng gõ cửa ầm ầm thật cấp bách. Linh Tiên nhìn ra, thấy một thiếu nữ tay xách bị cói đang đứng ngoài khung cửa. Tiên lấy làm lạ, bèn vội vã hỏi rằng:
- Nàng tên gì? Ở đâu? Sao lại đến đây trong đêm dài tăm tối?
Người con gái đáp:
- Con họ Thôi, tên là Tiểu Oanh, vì trốn đứa đạo tặc mà trôi dạt đến đây, mong bà nhủ lòng thương mà ra tay cứu giúp.
Linh Tiên vội mời Tiểu Oanh vào nhà. Khêu ngọn đèn lên, thì thấy một trang thiên hương quá chời là đẹp, liền thì thào tự nhủ:
- Hồng nhan đa truân. Chẳng vậy mà người con gái này khổ vì cái sắc của mình, đến nỗi phải chạy trốn trong đêm, thì mới biết có sắc chưa hẳn là sung sướng!
Đoạn, mời Tiểu Oanh ngồi xuống. Lấy chén súp cho ăn, rồi thong thả nói rằng:
- Ta làm nghề dệt cửi. Thiếu của… để mà chỉ có của ăn, thì làm sao cứu giúp nàng cho đặng?
Tiểu Oanh liền đảo mắt một vòng, biết ngay nhà trống vắng, thiếu hẳn bóng đàn ông, nên hớn hở hớn ha trải phơi niềm tâm sự:
- Bà ở một mình. Thôi thì nhận con cho có người cười vui trong sớm tối. Đỡ bớt quạnh hiu, mà lại có kẻ chăm sóc khi Đông về giá lạnh. Còn việc dệt cửi thì con thừa sức làm. Bà chẳng phải lo, đến miếng cơm của người đang sức sống…
Linh Tiên mừng thầm trong bụng, nhưng chưa tiện nói ra. Mãi một lúc sau mới thì thào bảo dạ:
- Ở đời thường xảy ra cảnh hoạn nạn, đau khổ của kẻ khác, nhưng lại là niềm sung sướng hân hoan của chính mình. Thôi thì sự tình đã ào ra như rứa, ta cũng chơi luôn. Chớ không thể để mất cơ may đang bày ra trước mắt!
Nghĩ vậy, liền bảo Tiểu Oanh thu xếp đồ đạc, rồi chỉ vào cái giường để ở góc nhà, mà nói:
- Từ nay, bà cháu mình ngủ với nhau trên cái giường này. Vui cùng hưởng, hoạn nạn cùng chia. Dẫu chẳng máu mủ bà con, nhưng cũng cứ coi nhau như là ruột thịt…
Tiểu Oanh mừng quá, vội chắp tay van vái Trời Đất, rồi quay lại nhìn vào mắt của Linh Tiên, mà tha thiết nói rằng:
- Có người, suốt đời chỉ quanh quẩn với những lợi ích của chính mình, mà chưa một lần thoát ra để nghĩ tới người khác. Còn bà. Lòng như biển cả. Lượng tựa non cao, khiến con đây mát lòng mát dạ.
Nói rồi, vào trong thay áo quần đi ngủ. Lúc bước ra, Linh Tiên sửng sốt mà nói rằng:
- Ta đã bằng ấy tuổi, mà đứng trước sắc đẹp của con, còn muốn… chết. Huống chi bọn phàm phu tục tử. Háo sắc háo danh, thì có thể bán cả… tổ tiên để mong chút duyên may nhỏ xuống đời khô khát…
Tiểu Oanh phì cười, nói:
- Nếu mà được như dzầy, thì thiệt là quá đã!
Từ đấy, một già một trẻ tâm đầu ý hợp, nên việc làm như mây bay nước cuốn. Chẳng vấp váp gì hết cả. Đã vậy Tiểu Oanh lại khéo tay, nên vải dệt ra đều trơn bóng mịn màng, khiến thiên hạ đặt hàng như tôm về buổi sáng. Linh Tiên thấy vậy, muốn đem chuyện Tiểu Oanh đang ở tạm nhà mình nói cho chòm xóm nghe, nhưng Tiểu Oanh gạt phắt, còn nói với lại rằng:
- Nếu bà không cẩn thận lời nói, con sẽ ra đi. Chớ không thể ở thêm giây phút nào nữa cả!
Linh Tiên rụt rè nói:
- Người ta gặp một chút. Nào có mất mát gì. Sao con lại khó khăn với mình nhiều như thế?
Tiểu Oanh nhẹ nhàng đáp:
- Tai vách mạch rừng. Con chỉ sợ tên đạo tặc biết con trú ngụ nơi đây, thì hai bà cháu sẽ ra người thiên cổ. Vả lại, nếu là bạn gái đến thì tiếp họ cũng chẳng ngại gì. Chỉ sợ kẻ thất phu, ăn nói sàm sỡ, làm nhơ bẩn chốn tâm can, thì dẫu chuyển kiếp cũng khó mà ra được.
Một hôm, có Phí Sinh là danh sĩ trong ấp, nhân tiện đi ngang qua nên ghé vào thăm. Chợt thấy Tiểu Oanh đang ngồi bên khung cửi, bèn lẹ miệng hỏi rằng:
- Nàng có họ hàng gì với bà này? Sao lại lạc đến đây cho đời thêm… tươi sáng?
Tiểu Oanh liền nhìn Linh Tiên cười cho một phát. Tiên dịu giọng nói rằng:
- Nó là cháu bên họ nhà chồng. Chớ chẳng xa lạ gì hết cả.
Phí Sinh hớn hở nói:
- Tôi nghĩ là nàng chưa có chồng. Có đúng vậy chăng?
Tiên cười cười đáp:
- Cháu tôi tuổi Dần, hơi cao số, nên đến hôm nay vẫn chưa hiểu được gia đình nó ấm áp mần răng!
Phí Sinh như trống dồn trong bụng. Chẳng biết nói sao, nên từ tạ ra về. Hôm sau, đợi lúc Linh Tiên đem hàng đi bỏ mối, Phí Sinh mới chận lại, rồi dúi vào tay hai chục lượng vàng ba số chín, mà khẩn thiết nói rằng:
- Tôi chưa vợ. Cháu bà chưa chồng. Vậy hai chục lượng này, có là nhịp cầu nối kết được không đây?
Linh Tiên lắc đầu, đáp:
- Chuyện duyên nợ không thể lấy tiền bạc ra mà đo được.
Phí Sinh vội thò tay vào bọc. Dúi thêm mười lượng nữa, rồi ấp úng nói:
- Chưa đến mức ăn thua, mà mất toi ba chục lượng vàng ròng. Bà còn chưa vừa ý, thì xem nhau như… đồng hương làm sao được?
Linh Tiên liền mở ruột tượng ra, nhét vàng vào, rồi vui vẻ nói:
- Tôi chỉ mở lời. Còn được hay không, thì số vàng kia cũng chẳng bao giờ trở lại…
Phí Sinh xua tay, đáp:
- May thì được vợ. Không may thì được… thú đau thương. Có chi mà hối tiếc!
Tối ấy, lúc nằm ngủ chung. Linh Tiên mới đem chuyện của Phí Sinh ra mà kể, không quên dặm mắm thêm muối cho tăng phần ướt át. Kể xong, mới hỏi Oanh rằng:
- Phép lạ của tình cờ chỉ đến một lần. Không đến lần thứ hai. Vậy con nghĩ sao về tình duyên đang đến?
Tiểu Oanh lặng người đi một chút, rồi chậm rãi đáp:
- Muốn tiến đến một cuộc tình trước mặt, thì phải quên đi những chuyện tình sau lưng. Con chưa có chuyện tình sau lưng, nhưng không thể lấy thằng này làm chồng cho được!
Linh Tiên thất sắc, hỏi:
- Sao con lại nói tùm lum như thế?
Tiểu Oanh mạnh dạn:
- Mới gặp người ta, mà đã muốn chuyện đá vàng, là người thiếu hiểu biết. Mới nhìn thấy sắc, đã chết lịm tâm can, thì cái yêu kia sẽ tàn tạ chậm nhanh theo cái sắc đang còn hay đi… xuống, thì đúng là người thiếu chung thủy. Mới trao đổi một vài câu. Chưa tỏ tường tính nết. Cái ở cái ăn, mà vội xáp vô như mèo thấy mỡ, thì đúng là người bồng bột ham vui. Chỉ biết thỏa mãn cái ham chớ chẳng biết nghĩ suy gì hết cả…
Đoạn, thở hắt ra một cái, rồi chắc nịch nói rằng:
- Người mà hội đủ ba cái tầm bậy đó. Lấy đặng hay sao?
Linh Tiên suy nghĩ một hồi lâu, rồi chậm rãi giải phân điều hơn thiệt:
- Phí Sinh là danh sĩ trong ấp. So với ngoài xã hội, cũng có tiếng tăm. So với kẻ giàu sang, cũng thuộc thứ ngang hàng vai vế. Nay con chịu nhận Phí Sinh làm chồng, thì trước là có sự nể vì ngoài xã hội. Sau có tiền để làm đẹp với người ta, thì khỏi phải tiếc lo tuổi xuân mình qua chóng…
Rồi ngừng lại một chút để thở, đoạn nắm lấy tay của Tiểu Oanh, mà thận trọng nói rằng:
- Không có đàn bà xấu. Chỉ có đàn bà không có tiền để làm đẹp. Nay con có cơ hội để kiếm tiền. Há lại chịu bó mình trong cái cực hay sao?
Tiểu Oanh cười cười đáp:
- Bà có nhận đồ hối lộ của người ta hay không mà nói cho người ta nhiều dữ dzậy?
Linh Tiên vội đưa tay vào trong ruột tượng. Lôi ra một lượng vàng ba con chín, rồi ngập ngừng nói rằng:
- Sáng nay, Phí Sinh có nhờ ta làm nhịp cầu nối kết, để tính chuyện phu thê. Ta chưa kịp nhận, thì Phí Sinh đã dúi vào tay lượng vàng này, nói là để bà mua trầu ăn tới tới. Ta vui mừng trộm nghĩ: Chưa đám cưới đã rộng rãi thế này. Chừng đón họ rước dâu, ắt tài lộc sẽ đến chơi nhiều hơn nữa.
Tiểu Oanh nghe vậy, mới hổng biết nói sao, bèn thì thầm tự nhủ:
- Ân công của ta dẫu suốt đời bên khung cửi, cũng khó lòng kiếm được một chỉ một phân. Chớ nói chi đến lượng vàng ba con chín. Nay ta được ân công đùm bọc. Vui nhọc xẻ chia, thì không thể vì chuyện đâu đâu mà đánh mất thâm tình đang có được.
Nghĩ vậy, bèn nở một nụ cười thật tươi, mà hớn hở nói rằng:
- Bà đã lỡ nhận tiền của người ta mà con không cho gặp là bất nhân. Được bà cứu vớt mà vội vã quên ơn là cái phường bất nghĩa. Con tuy không phải là người tài cao hiểu rộng, nhưng quyết không trở thành thứ bất… tum lum như thế!
Đoạn, nhìn vào mắt của Linh Tiên, mà thủng thẳng nói rằng:
- Con có thể vì bà mà tiếp kiến ông ấy một lần - nhưng chữ nợ duyên - Chắc ăn là hổng có!
Cô bé mang mưa tới
Ở làng quê nọ, trời đã hạn hán trong khoảng thời gian rất lâu. Các cánh đồng đều khô
hạn, cỏ cây héo úa cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn.

Hàng tháng đã trôi qua và mọi người dường như đã mất hết kiên nhẫn. Nhiều gia đình đã rời khỏi làng, còn những gia đình khác chỉ còn biết chờ đợi trong tuyệt vọng. Cuối cùng ông trưởng làng quyết định tổ chức một buổi cầu nguyện tập thể trên ngọn đồi cao nhất vùng. Ông thuyết phục tất cả mọi người trong làng đến dự và mỗi người phải mang theo một vật thể hiện lòng tin của mình.

Chiều thứ bảy, những người dân làng với vẻ mặt mệt mỏi tập trung trên ngọn đồi và đều không quên mang theo những đồ vật thể hiện lòng tin. Có người mang theo một cái móng ngựa may mắn, có người mang theo chiếc mũ bảo vật của gia đình… Mặc dù chẳng ai tin chúng có thể thay đổi điều gì nhưng họ cũng đã mang theo rất nhiều thứ quý giá. Tất cả những người tham dự bắt đầu cầu nguyện và giơ cao những vật tượng trưng cho niềm tin. Như thể có phép màu, mây đen kéo tới và trời đổ mưa – những giọt mưa đầu tiên sau bao tháng trời khô hạn. Mọi người đề hân hoan vui sướng và ngay lập tức nổ ra một cuộc tranh cãi xem đồ vật nào đã mang lại may mắn cho ngôi làng. Ai cũng cho rằng đồ vật của mình là linh thiêng nhất. Bỗng người ta nghe thấy tiếng một em bé gái reo lên:

- Con đã biết thế nào trời cũng đổ mưa mà. Mẹ thấy không, con mang theo chiếc ô này, bây giờ thì mẹ con mình về nhà mà không bị ướt!

Em bé giơ cao chiếc ô và cùng mẹ đi về nhà trong niềm hân hoan. Những người còn lại nhìn theo và hiểu rằng chính em bé mới là người có niềm tin lớn nhất. Niềm tin ấy đã mang mưa đến.

Book Introductions by the Owner of Vietnamese Fairy Tales:

  1. Complete Collection of Vietnamese Fairy Tales - A Treasury of Legends and Folklore
    Discover over 240 enchanting Vietnamese fairy tales, translated into English and beautifully illustrated. This collection is a treasure trove of legends and folklore that reflect Vietnam's rich cultural heritage. Available as an ebook on Kobo Books and Apple Books.

  2. Vietnamese Fairy Tales - Stories in English and Vietnamese
    This bilingual collection features 162 Vietnamese fairy tales in both English and Vietnamese, with stunning illustrations. Ideal for language learners and cultural enthusiasts. Available as an ebook on Kobo Books and Apple Books.

  3. The Treasury of Fables
    An enchanting collection of timeless fables, written in English and beautifully illustrated. Perfect for all ages, these stories offer valuable moral lessons. Available as an ebook on Kobo Books and Apple Books.

Thank you for your support, and happy reading!

Comments

BÀI ĐĂNG ĐƯỢC XEM NHIỀU

List of Vietnamese fairy tales

Vietnamese  fairy tales includes many stories as Tam and Cam; So Dua; Hundred – knot- bamboo tree... which were spread in folk. Each stories has  its own meaning. I think I can not translate exactly each word into english but I will try my best to convey its meaning to you. Hope you like them!

Bài 1.2: Phân biệt tân ngữ và bổ ngữ.

Hầu hết các bạn học tiếng anh đều đã từng nghe qua khái niệm tân ngữ và bổ ngữ nhưng không phải ai cũng làm rõ hai khái niệm này. Vì vậy mình có viết một bài hy vọng phần nào giúp ích cho các bạn trong việc phân biệt rõ đâu là bổ ngữ và đâu là tân ngữ. Việc này có thể có ích cho các bạn khi nghiên cứu các tài liệu học tiếng anh khác.

Bài 14: Danh từ đếm được số ít và số nhiều và quy tắc thêm chuyển từ danh từ đếm được số ít sang số nhiều.

      Như chúng ta đã biết danh từ thường phân thành nhiều loại nhưng về mặt ngữ pháp bạn chỉ cần biết danh từ gồm hai loại: danh từ đếm được và danh từ không đếm được. Về cơ bản mình sẽ nói qua một chút về danh từ đếm được và danh từ không đếm được vì bài này chủ yếu xoay quanh danh từ đếm được. Về bản chất danh từ đếm được là những từ bạn có thể kiểm soát nó bằng mặt số lượng tức là bạn có thể đếm 1, 2, 3 cái gì đó và nó có sự phân biệt giữa số ít (một) và số nhiều (hơn một) của loại từ này trong ngữ pháp của câu. Ví dụ: I have  bananas và  I have  a banana  có sự khác biệt rõ ràng, bạn có nhận thất mạo từ  “a”  ở trước banana không? Thêm nữa Bananas  are  yellow và a banana  is  yellow bạn có nhận thấy động từ đi kèm có sự khác biệt không; danh từ số nhiều sẽ tương đương vói ư chỉ ngữ they và danh từ số ít sẽ tương đương vói it. Cơ bản là thế. Còn về danh không đếm được thì bạn phải cân, đo, đong như những thứ thuộc chất lỏng, chất rắn, hạt, hay những danh từ mang tính trừu tượn

Tu Thuc and wonderland

A  boy, named Tu Thuc, lived in Tran dynasty. He was offspring of a mandarin and was taught carefully. When he was 20 years old, he got passed all contests the king organized. So, he was appointed to be district mandarin. Not like other mandarins he liked freedom, hated rules. He also didn’t like to swarm others. He liked to drink, do poetry and go sightseeing. A large temple stood in the area he managed. Peonies were grown in temple’s garden and they bloomed in every January that was also the time the temple had a Buddhist festival. Many people from anywhere gathered at there as the festival started. Tu Thuc had heard about the festival and wanted to go to there one time. He put on normal clothes that helped him not to be realized by others. He went alone to the temple. That time, Buddhism was national religion of the country so monks were people who had high positions. Monks set a rule that anyone who picked up flowers or broke boughs would be paid for that and if they had no

Thanh Giong

Once  upon a time, a woman was old but she had not given birth a child. One day, when she went to her field, she saw a stranger footsore on the ground. The big footsore made her surprise and said: “omg, this footsore is so big” the she put her foot into the footsore. More 9 months later, she gave birth to a little boy named Giong. The boy was extraordinary that he was over three years old but had not spoken. He only knew lying and smiling. vietnamesefairytales.blogspot.com That year, the enemies they were known An planed to attack the country of the boy. They were merciless. Wherever they had gone, houses were ruined, fields were fired, people were killed. The sight behind them is mess of corpse and blood and ashes.The King was worry he forced his servants to look for person who could fight against the enemies.  One day, a servent went to Giong’s village while the woman was holding the boy in her arms, she said sadly that: “Giong, I wonder that when you have grown up to fight

Danh sách truyện cổ tích việt nam

Dưới  đây là những câu truyện cổ tích chắc có lẽ chỉ quen thuộc với mọi người. Bởi lẽ, ngày nay chúng ta đã quá quen với các phương tiện giải trí khác như smart phone, internet có thể dễ dàng cập nhật những bộ phim hay, trò chơi điện tử hấp dẫn. Những câu truyện cổ tích vì vậy không còn quá nhiều sức hấp dẫn đối với chúng ta. Tuy nhiên, mỗi câu chuyện ở đây đều mang trong mình một ý nghĩa riêng. Nếu bạn là người yêu thích những thứ liên quan tới văn hóa dân gian Việt nam; từng một lần ghé qua đây, hãy đọc những câu chuyện dưới đây và nhận lấy cho mình một ý nghĩa trong mỗi câu chuyện dưới đây.

The Tale of the Hundred - knot Bamboo tree

Once upon a time, there had a boy who was poor, had no field. Therefore, he found the way to work for a landlord. He was healthy, worked hard and great in working so the landlord wanted him to work for him long time without any pay. One day, he called the boy to come. "You are honest and healthy. If you agree to work for me in three years without pay, I will let you marry with my only daughter after that." The boy agreed. He believed completely. He worked very hard, help the landlord turn richer that he could build more houses, buy more fields and cattles. Then, time passed. Three years nearly crossed, the boy always remembered his master's promise while his master, the landlord didn't want to do his promise. He in secret had found another boy for his daughter, a son of another landlord in that area. Therefore, what he need was a reason to refuse the boy. One day, he called the boy to come. "You have worked very hard for three years, waken early, slept late.

Marry with ghost

Le  was a poor young man who taught children to live. Before that, He often came to children’s homes and did his job but, now he had a class on land of a landlord. The landlord didn’t want his children went far to study so he invited him to his mansion built for him a roof. So that, he could stay in there, teach his children and other children. There had a girl, daughter of the landlord. Her name’s Thi. She was young and beautiful. Just like young girls she didn’t need long time to fall in love with her teacher, kind, having knowledge and of course, handsome. Thi’s good, having innocent heart and so Le replied her love he gave her his love, also. And they both fell in deep love it’s a beautiful love. As young lover couple often did they had swear that was, no thing could separate them though it’s death. It’s enough what they needed was a wedding. But, things were not like what they thought. Thi’s parent refused bluntly as Le’s parent brought wedding present to their home an

Wishing pearl

De was a young boy. His parent was servants of a landlord. Every morning, De led landlord’s cattle to meadow and brought them back at nightfall. De used to be excited in playing with his fellows and when he was in his game he didn’t care anything. Many times the cattle he herded ate rice on field and the owners used to beat him pained but he still left cattle and joined in his fellows. One normal day, he and his fellows had a swimming competition. An award was given to the winner that he couldn’t refuse. Therefore, he participated in the competition and left his cattle on a wild hill. They swam and dived in water until noon and when they walked on ground, a cow had disappeared. The cow belonged to no one but his master. Children separated to find the cow but the cow seemed to vanish they couldn’t find it. Sun was going to down, children made their ways to home they left De staying at there. Day stayed at there alone crying. After that, he fell in sleep. Latter, he was woken up b